Mục Lục
Chi phí biến đổi là một trong hai loại chi phí chính bắt buộc phải chi trả của doanh nghiệp. Xác định rõ biến phí sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng phương án quản lý chi tiêu chính xác, cân bằng tài chính ổn định hơn. Vậy biến phí là gì? Biến phí được tính bằng công thức nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chi phí chuyển đổi là gì?
Variable Cost là gì? Chi phí biến đổi hay biến phí (Variable cost – VC) là các khoản chi phí tỉ lệ thuận với mức độ hoạt động, được tính dựa trên những yếu tố thay đổi về quy mô sản xuất.
Khoản chi phí này không cố định mà sẽ thường thay đổi liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ khi khối lượng sản xuất hàng hóa tăng 2 lần thì các chi phí liên quan như: máy móc, nhân công, nguyên liệu đầu vào cũng sẽ tăng theo.
2. Chi phí biến đổi gồm những gì?
Biến phí bao gồm rất nhiều chi phí riêng lẻ, thường gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí vận chuyển hàng hoá.
- Chi phí bán hàng và phân phối thay đổi
- Chi phí sản xuất biên.
- Chi phí giao dịch thẻ tín dụng.
- Chi phí phần trăm hoa hồng sản phẩm.
- Chi phí tiện ích.
- …
3. Công thức tính chi phí biến đổi
Công thức tính biến phí:
Tổng chi phí biến đổi = Tổng số sản phẩm đầu ra * Chi phí biến đổi trung bình của mỗi đơn vị sản phẩm.
Theo công thức trên, chi phí biến đổi bình quân của mỗi đơn vị sản phẩm sẽ bằng thương của tổng biến phí và tổng số sản phẩm đầu ra. Mở rộng ra, ta có thể dễ dàng xác định cách tính biến phí đơn vị thay đổi liên tục thông qua cách tính trung bình tương đối. Cụ thể:
Chi phí biến đổi với mỗi đơn vị sản phẩm = Hiệu biến các biến phí vào thời gian/Hiệu số lượng sản phẩm.
4. Phân loại chi phí biến đổi
Dựa trên tính chất của hoạt động sản xuất trong thực tiễn, người ta chia biến phí thành 3 loại sau:
4.1 Chi phí biến đổi tuyến tính
Chi phí biến đổi tuyến tính là dạng biến phí tỷ lệ thuận với những hoạt động sản xuất của công ty.
Ví dụ: Nguyên liệu bình quân sản xuất ra một cái bút lá 2.000 đồng thì chi phí nguyên vật liệu sẽ thay đổi tuyến tính theo số lượng chai nước được sản xuất ra.
Biến phí tuyến tính thường bao gồm: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí phân phối, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí vận chuyển,…
Muốn quản lý tốt loại chi phí nào, doanh nghiệp cần lên kế hoạch quản lý đồng thời cả tổng số và mức độ hoạt động – định mức biến phí ở các mức độ khác nhau. Một khi có kết quả tốt trong công tác xây dựng biến phí tỷ lệ sản xuất, biến phí tuyến tính có thể được tiết kiệm đến hạn mức tối đa.
4.2 Chi phí biến đổi cấp bậc
Biến phí cấp bậc là tên gọi chung của những biến phí ở mức độ cao hơn và rõ ràng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu mức độ thay đổi không đáng kể thì chi phí cho đối tượng đó không được coi là biến phí cấp bậc.
Biến phí cấp bậc thường bao gồm: chi phí lao động gián tiếp, chi phí nâng cấp cường độ hoạt động với công suất cao hơn (tuyển thêm nhân viên, đầu tư thêm thiết bị máy móc), chi phí bảo trì máy, chi phí mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh (mua thêm đồ nội thất, thuê thêm mặt bằng),…
Về phương diện toán học, biến phí cấp bậc được thể hiện thông qua phương trình:
Y = biXi.
Trong đó bi là biến phí trên mỗi đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i.
Khác với dạng tuyến tính, để tiết kiệm tối ưu biến phí cấp bậc, các doanh nghiệp cần đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng biến phí phù hợp.
- Tối ưu hoá lao động, nhân công.
- Chọn lựa được mức độ hoạt động hợp lý nhất với tình trạng thực tế.
4.3 Chi phí biến đổi dạng cong
Chi phí biến đổi dạng cong là các biến phí được thế hiện thông qua mối quan hệ đặc biệt dưới dạng hình cong.
Xác định chính xác dạng chi phí này, doanh nghiệp sẽ xác định chính xác nhất tình trạng hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
5. Phân biệt chi phí biến đổi và chi phí cố định

Phân biệt biến phí và định phí.
Là 2 loại chi phí cơ bản có tần suất “xuất hiện” dày đặc trong các báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, việc phân biệt chính xác nhất hai loại chi phí này sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra phương án tối ưu nhất cho việc quản lý chi tiêu hiệu quả.
Về cơ bản, định phí và biến phí khá đối lập và không có nhiều điểm tương đồng.
Tiêu chí | Chi phí biến đổi | Chi phí cố định |
Định nghĩa | Loại chi phí thay đổi nhanh chóng theo mức độ hoạt động. | Loại chi phí không thể biến mất dù mức độ hoạt động xuống thấp hoặc không hoạt động |
Bản chất | Có thể thay đổi, có thể cắt giảm khi cần thiết. | Khó thay đổi, sử dụng lâu dài |
Thời điểm phát sinh | Chỉ phát sinh khi quy mô, sản xuất xuất hiện – công ty hoạt động.
Phát sinh theo ngày. |
Phát sinh từ khi thành lập công ty, thậm chí chưa đi vào sản xuất.
Phát sinh lâu dài. |
Yếu tố ảnh hưởng | Khối lượng, quy mô sản xuất | Thời gian |
Đơn giá, chi phí biên | Biến phí đơn vị: giữ nguyên trên mỗi đơn vị | Định phí đơn vị: thay đổi trên mỗi đơn vị, tỷ lệ nghịch với số lượng sản phẩm được sản xuất |
Công thức tính biến phí và định phí | Tổng biến phí = Tổng số sản phẩm đầu ra * Biến phí trung bình của mỗi đơn vị sản phẩm. | Tổng chi phí cố định = (Chi phí hoạt động cao nhất – Chí phí hoạt động thấp nhất)/(Đơn vị hoạt động cao nhất – Đơn vị hoạt động thấp nhất). |
Bao gồm | Nguyên vật liệu trực tiếp
Nhân công trực tiếp Chi phí trực tiếp Chi phí sản xuất biên Chi phí bán hàng và phân phối thay đổi |
Chi phí sản xuất cố định
Chi phí bán hàng và phân phối cố định Chi phí quản lý cố định |
Ví dụ | Lương, hoa hồng, đóng gói, vật liệu trực tiếp,.. | Khấu hao, lương cố định, thuê và cho thuê,.. |
Trên đây, bài viết đã cập nhật toàn bộ những thông tin, kiến thức quan trọng và chính xác nhất về định nghĩa chi phí biến đổi là gì, công thức tính chi phí biến đổi, công thức tính biến phí đơn vị, phân loại và cách phân biệt bien phi với định phí. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các nhà quản lý tài chính hiểu rõ hơn về việc chi tiêu của doanh nghiệp, đưa ra được phương án tối ưu cho phương hướng hoạt động tương lai.