Home Kiến thức đầu tưKinh tế Vi mô - Vĩ mô Hàm sản xuất là gì? Đặc điểm, công thức tính hàm sản xuất

Hàm sản xuất là gì? Đặc điểm, công thức tính hàm sản xuất

by J. L

Được ứng dụng phổ biến để tính toán mối quan hệ giữa đầu ra, đầu vào trong quá trình sản xuất, song nhiều nhà kinh tế vẫn chưa hiểu rõ bản chất hàm sản xuất là gì, đặc điểm, công thức tính hay có những loại hàm sản xuất phổ biến nào? Cùng Giaodichtaichinh khám phá cụ thể về hàm sản xuất và các khía cạnh liên quan ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hàm sản xuất là gì?

Hàm sản xuất (Production Function) là hàm số thể hiện mối quan hệ giữa lượng sản phẩm tối đa có thể tạo ra và lượng đầu vào của nhân tố có trình độ hiểu biết nhất định liên quan đến công nghệ trong quá trình sản xuất.

Cụ thể, sản lượng trong hàm sản xuất được thể hiện bằng biến số phụ thuộc (biến số được thuyết minh). Còn các mức đầu vào được thể hiện thông qua biến số độc lập (biến số thuyết minh). Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến sản phẩm, các biến của hàm có thể là: số lượng lao động, lượng vốn, công nghệ trong kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến hàm sản xuất. Hàm sản xuất cho biết giá trị tổng sản phẩm nội địa của một nền kinh tế.

Production Function thể hiện mối quan hệ giữa đầu ra với đầu vào. Trong quá trình sản xuất, sự hiệu quả của mối quan hệ giữa đầu ra, đầu vào phụ thuộc vào số lượng khác nhau được sử dụng, phục thuộc vào năng suất tại mỗi điểm số lượng đầu ra.

hàm sản xuất

Hàm sản xuất Cobb Douglas.

2. Đặc điểm của hàm sản xuất

2.1 Hàm sản xuất trong ngắn hạn

  • Trong ngắn hạn, doanh nghiệp rất khó điều chỉnh được các yếu tố sản xuất trong khi một số yếu tố là cố định thì ngoại lệ vẫn có một số yếu tố có thể thay đổi được.
  • Nếu giá định doanh nghiệp sản xuất theo một cách đơn giản, chỉ dùng 2 yếu tố đầu vào là vốn hiện vật và lao động (hai yếu tố có tính chất đại diện) thì thời điểm đó, hàm sản xuất ngắn hạn được thể hiện: Q = F(K, L)
  • Nếu trong quỹ thời gian ngắn, nhà xưởng, máy móc cố định thì sản lượng đầu ra chỉ có thể chịu ảnh hưởng của sự thay đổi lượng đầu vào lao động được sử dụng. Khi này, hàm Q = f(L) thể hiện cho hàm sản xuất trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn tăng sản lượng thì chỉ có thể tăng cường dùng yếu tố đầu vào khả biến.
  • Nếu trong quỹ thời gian ngắn, những yếu tố như máy móc, nhà xưởng, tư bản thay đổi (chẳng hạn như doanh nghiệp di chuyển trong một khoảng thời gian ngắn hạn nào đó) thì ở mỗi mức lao động sẽ được dùng, mức sản lượng khi được tạo ra cũng sẽ có sự thay đổi và hàm sản xuất Q = f(L) sẽ có sự thay đổi dựa trên quy ước số lượng đầu vào của hàm f(L).
hàm đặc trưng

Hàm đặc trưng là gì? Quy mô sản xuất là gì? Yếu tố sản xuất là gì? Bài tập về hàm sản xuất Cobb – Douglas.

2.2 Hàm sản xuất trong dài hạn

Trong dài hạn, nhà kinh tế buộc phải xem xét đến các thay đổi trong yếu tố sản xuất. Điều này tương đương với việc nếu tạo ra cùng một mức sản lượng thì rất có khả năng được chọn sự hoán đổi giữa tư bản và lao động.

Một số trường hợp có thể xảy ra trong dài hạn:

  • Hàm sản xuất dài hạn có quy mô của mọi yếu tố đầu vào trong sản xuất có cùng chiều hướng tăng lên số lần nhất định, tuy nhiên sản lượng đầu ra cũng tăng một số lần nhất định và nhiều hơn. Khi đó F(nK,nL) > n.fF(K,L), ta có thể kết luận rằng doanh nghiệp đang ở trạng thái hoạt động trong miền: hiệu suất tăng dần theo quy mô.
  • Tăng tư bản đồng thời giảm lao động hoặc xét theo chiều hướng ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tế, sự thay thế lẫn nhau giữa các yếu tố sản xuất có giới hạn: Tư bản không thể hoàn toàn thay thế cho lao động hoặc ngược lại trong mọi trường hợp
  • Khi tư bản và lao động cùng có xu hướng tăng thì sản lượng đầu ra trong hàm sản xuất sẽ tăng theo. Thực tế, tùy thuộc vào mức độ tăng sản lượng, mà hiệu suất không đổi hoặc tăng dần, giảm dần theo quy mô.

Tóm lại, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng sự kết hợp được coi là tối ưu hoá của hàm số sản xuất nếu chỉ sử dụng hai yếu tố sản xuất tư bản và lao động. Ngoài ra, nếu nhìn nhận theo hướng giả định đơn giản hoá thì hàm sản xuất Q = f(K,L), tức là sản lượng Q bị ảnh hưởng bởi cả tư bản và lao động.

Bài tập hàm sản xuất trong kinh tế vi mô.

Bài tập hàm sản xuất trong kinh tế vi mô.

 

3. Công thức của hàm sản xuất

Q = F(L,K,H,N) 

Trong đó, xét dưới bổi ảnh các yếu tố được sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất, các ký hiệu được giải thích như sau:

  • Q: Sản lượng.
  • F: Hàm số biểu thị phương pháp sản xuất – phương pháp kết hợp các đầu vào để tạo ra sản lượng.
  • L: Số lượng lao động,
  • K: Tư bản (nhà xưởng, máy móc)
  • H: Nguồn vốn nhân lực.
  • N: Đất đai.

Giải thích một cách chi tiết hơn:

  • L là lao động không khác gì những đầu vào trên.
  • F thể hiện Q là một hàm số phụ thuộc vào các yếu tố K, L, H, N
  • Q là ký hiệu từ tổ hợp nhất định, thể hiện số lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất được.
  • K là vốn hiện vật, tồn tại dưới dạng hàng tồn kho, máy móc, nhà xưởng hoặc thiết bị.
Hàm tổng chi phí sản xuất của một doanh nghiệp

Hàm tổng chi phí sản xuất của một doanh nghiệp. Khái niệm hàm sản xuất. Một doanh nghiệp sản xuất Q 100 KL.

Một số lưu ý khi ứng dụng hàm sản xuất:

  • Khi nói đến số lượng đầu ra ở mức tối đa, nhà kinh tế thường sẽ thể hiện sự nhấn mạnh hướng tới mục đích lợi nhuận được chuyển hoá ở mức tối đa. Do vậy, doanh nghiệp sẽ không áp dụng các phương pháp sản xuất không hiệu quả hoặc có sự lãng phí về phương diện kỹ thuật.
  • Tại một thời điểm, từ một tổ hợp sản xuất mang đặc điểm đầu vào xác định nhưng lại chỉ có khả năng tạo ra duy nhất một mức sản lượng đầu ra tối đa. Tuy nhiên, nếu xét theo hướng ngược lại, có thể chưa chính xác. Điều này là bởi doanh nghiệp có thể dùng các kết hợp khác nhau ở đầu vào để tạo ra hoặc sản xuất ra một mức sản lượng đầu ra giống nhau.
  • Lưu ý, việc không dùng các phương pháp sản xuất lãng phí nhằm mục đích sản xuất ra cùng một mức sản lượng hoặc nếu sử dụng nhiều hơn một đầu vào nào đó thì có nghĩa là một loại đầu vào khác sẽ được dùng ít hơn thế.

Ví dụ điển hình: Giả sử có một cách kết hợp nhất định các yếu tố đầu vào theo một cách thức hay một kỹ thuật sản xuất, số liệu ghi nhận rằng một ngày có 100 đơn vị sản phẩm được sản xuất ra. Khi đó, ta được phép dùng 10 giờ máy (Vốn) – 8 giờ lao động hoặc 6 giờ máy – 18 giờ lao động.

3. Một số hàm sản xuất được áp dụng

Như đã đề cập, nhà kinh tế hoàn toàn có thể cụ thể hoá hàm số sản xuất đối với từng quá trình sản xuất cụ thể. Cách phân loại thường dựa trên cơ sở mức độ hoặc khả năng thay thế đầu vào.

Một số hàm sản số xuất phổ biến như:

  • Hàm số sản xuất thuần nhất tuyến tính (Linear Homogeneous Production Function),
  • Hàm số sản xuất với độ cao giãn thay thế không đổi,
  • Hàm sản xuất với hệ số cố định (Fixed Proportion Production Function)
  • Hàm sản xuất CES (Constant Elasticity of Substitution)
  • Hàm số xuất Cobb – Douglas (Cobb – Douglas Production Function)
  • Hàm sản xuất với hệ số khả biến (Variable Proportion Production Function)
Các dạng hàm sản xuất.

Các dạng hàm sản xuất.

Hàm sản xuất được hiểu là một hàm số tổng quát và toàn diện, bao gồm các hoạt động sản lượng đầu ra và phân phối, ví dụ: từ sản lượng đầu ra, từ các đầu vào nhất định và phân phối nó bởi một bộ phận marketing của tổ chức.

Ngoài ra, số lượng đầu vào cố định không hiện diện trong hàm  sản xuất có nghĩa là khi nhà xưởng, máy móc giữ nguyên thì mọi sự thay đổi của sản lượng chỉ gắn liền với sự thay đổi đầu vào của lao động.

Lưu ý, trong trường hợp quy mô sản xuất của doanh nghiệp vượt mức cho phép, nhà kinh tế hoàn toàn có thể khai thác được các lợi thế trong hoạt động chuyên môn hoá sản xuất hoặc sử dụng các máy móc, thiết bị tinh vi hơn, hiệu suất cao hơn và có thể áp dụng cho một số loại hàm số sản xuất nêu trên.

Giả sử rằng việc mở rộng quy mô ấy không thể gây ra sự thay đổi nhiều về giá của các yếu tố sản xuất khác, điều này cũng dẫn tới việc chi phí bình quân dài hạn của doanh nghiệp giảm đi đáng kể.

Trên đây, bài viết đã tổng hợp tất cả thông tin liên quan đến hàm sản xuất: định nghĩa, đặc điểm, công thức tính hay giới thiệu một vài hàm số sản xuất phổ biến. Hy vọng những chia sẻ trên của Giaodichtaichinh sẽ giúp các nhà kinh tế hiểu rõ hơn về loại hàm số này, ứng dụng tính toán và lên kế hoạch sản xuất hiệu quả.

0 0 votes
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
cũ nhất
mới nhất vote nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us

DMCA.com Protection Status