Home Kiến thức đầu tư Mô hình cái nêm: Định nghĩa, đặc điểm và cách giao dịch

Mô hình cái nêm: Định nghĩa, đặc điểm và cách giao dịch

Với tần suất xuất hiện dày đặc trong các biểu đồ phân tích kỹ thuật từ chứng khoán đến đầu tư Forex, mô hình cái nêm trở thành công cụ dự báo phổ biến, giúp nhà đầu tư đưa ra những nhận định chính xác nhất về giá. Vậy mô hình cái nêm – wedge là gì? Mô hình cái nêm có đặc điểm gì và đâu là cách giao dịch hiệu quả? Cùng Giaodichtaichinh khám phá ngay trong bài viết sau nhé!

1. Mô hình cái nêm (wedge) là gì? Đặc điểm của mô hình (các yếu tố cấu thành)?

Mô hình cái nêm hay còn gọi là Wedge Pattern là một công cụ phân tích kỹ thuật mô hình giá Pattern thường xuất hiện trong xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm, là tín hiệu cung cấp sự đảo chiều trong tương lai hoặc tiếp diễn cho xu hướng trước đó.

Mô hình cái nêm được cấu tạo từ các yếu tố sau:

  • Hai đường xu hướng: đường hỗ trợ và đường kháng cự cùng dốc lên hoặc dốc xuống và hướng về một điểm tương tự cái nêm.
  • Trong mô hình, giá di chuyển trong “nêm” với biên độ dao động hẹp dần, đến một thời điểm nào đó, khi giá breakout ra khỏi cạnh nào thì xu hướng sẽ tăng hoặc giảm theo cạnh đó.

Tuỳ thuộc vào mô hình nêm tăng hay giảm, các trader có thể đưa ra phán đoán cho hướng đi tương lai.

Xem thêm: Mô hình cờ đuôi nheo

2. Các loại mô hình cái nêm

Mô hình nêm được chia thành 3 loại chính với những đặc điểm cấu thành và tín hiệu riêng biệt.

2.1 Mô hình nêm tăng (Rising Wedge)

mô hình cái nêm tăng giá

Mô hình nêm tăng giá.

Cấu tạo của mô hình nêm tăng:

  • Hai cạnh là hai đường xu hướng tăng, dốc lên và hội tụ tại một điểm chếch lên bên phải mô hình.
  • Đảm bảo giá chạm vào mỗi đường trendline ít nhất 2 lần, có tổng cộng tối thiểu 4 điểm giao nhau.
  • Xuất hiện trong xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm.
  • Cung cấp tín hiệu dựa trên xu hướng trước đó.

Dù xuất hiện trong xu hướng nào, mô hình cái nêm tăng đều đem đến tín hiệu giảm giá, là thời điểm tối ưu cho các trader cân nhắc vào lệnh Sell.

2.2 Mô hình nêm giảm (Falling Wedge)

mô hình cái nêm giảm

Mô hình nêm giảm giá

Cấu tạo của mô hình nêm giảm:

  • Hai cạnh là hai đường xu hướng giảm, dốc xuống và hội tụ tại một điểm chếch xuống bên phải mô hình.
  • Đảm bảo giá chạm vào mỗi đường trendline ít nhất 2 lần, tối thiểu 4 điểm tiếp xúc.
  • Xuất hiện trong xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm.
  • Cung cấp tín hiệu dựa trên xu hướng trước đó.

Dù xuất hiện trong xu hướng nào, mô hình cái nêm tăng đều đem đến tín hiệu tăng giá thông qua việc breakout khỏi mức kháng cự và tiếp tục đi lên. Do đó, phát hiện mô hình nêm giảm chính là thời điểm hợp lý cho các trader cân nhắc vào lệnh Buy trước khi giá tăng mạnh.

2.3 Mô hình nêm mở rộng (Broadening Wedge)

mô hình cái nêm mở rộng

Mô hình nêm mở rộng

Mô hình cái nêm mở rộng là một dạng đặc biệt của mô hình cái nêm. Cụ thể, mô hình Broadening Wedge có cấu tạo:

  • Hình dáng tương tự cái loa với biên độ mở rộng dần từ bên trái sang bên phải.
  • Hai đường trendline ngược hướng: một đường dốc lên, một đường hướng xuống nối các đỉnh và đáy.
  • Đảm bảo giá chạm vào mỗi đường trendline ít nhất 2 lần.
  • Xuất hiện trong cả xu hướng tăng và xu hướng giảm, đem đến tín hiệu khác nhau trong từng trường hợp. Trong thị trường ngoại hối, mô hình nêm mở rộng thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của xu hướng tăng.

Xem thêm: Mô hình nến sao mai

3. Ý nghĩa của mô hình? Được ứng dụng trong các thị trường nào?

ý nghĩa mô hình cái nêm

Ý nghĩa mô hình cái nêm

3.1 Ý nghĩa mô hình nêm tăng

  • Trong xu hướng tăng, sự xuất hiện của mô hình nêm tăng cung cấp tín hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm. Mô hình thể hiện sự vượt lên của bên bán trong cuộc chiến giảm dần từ bên mua, kết quả cuộc giằng co là bên bán đã chiếm lĩnh, kiểm soát thị trường và đẩy giá đi xuống.
  • Trong xu hướng giảm, sự xuất hiện của mô hình nêm tăng cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng giảm trước đó. Trong trường hợp này, bên bán đang trong giai đoạn nghỉ ngơi và tích luỹ sau một đợt giảm giá ngắn hạn hoặc dài hạn, đến khi lượng tích lũy đủ lớn, bên bán đủ sức, giá sẽ phá vỡ mô hình và tiếp tục đi xuống.

3.2 Ý nghĩa mô hình nêm giảm

  • Trong xu hướng tăng, sự xuất hiện của mô hình nêm tăng cung cấp tín hiệu tiếp diễn xu hướng tăng. Giai đoạn này chỉ là thời điểm tạm nghỉ và tích luỹ của bên mua trước khi tiếp tục cuộc chiến đẩy giá lên cao theo xu hướng cũ.
  • Trong xu hướng giảm, sự xuất hiện của mô hình nêm tăng cung cấp tín hiệu đảo chiều giảm sang tăng. Mô hình phản ánh sự yếu đi của bên bán trong khi bên mua dần chiếm lĩnh thị trường. Một khi giá breakout khỏi cạnh trên đường trendline, giá sẽ tiếp tục tăng thể hiện sự thành công của bên mua.

3.3 Ý nghĩa mô hình nêm mở rộng

  • Loại mô hình nêm mở rộng hướng lên: gồm 2 đường xu hướng cùng hướng lên với đỉnh và đáy sau cao hơn đỉnh và đáy trước. Song, điểm khác biệt là độ dốc đáy sẽ thấp hơn độ dốc các đỉnh thể hiện sự suy yếu của phe mua. Dù xuất hiện trong xu hướng tăng hay xu hướng giảm thì giá của mô hình cái nêm hướng lên cũng bứt phá khỏi cạnh dưới và tiếp tục đi xuống nên các nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh Sell để đón đầu.
  • Loại mô hình nêm mở rộng hướng xuống: gồm 2 đường trendline cùng hướng xuống, tạo đỉnh và đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước. Tuy nhiên, mô hình phải đảm bảo độ dốc các đỉnh sẽ thấp hơn so với các đáy, cho thấy sự suy yếu dần của phe bán và xu hướng bứt phá tiếp tục tăng lên của giá.

Mô hình cái nêm thường được bắt gặp trong thị trường giao dịch trái phiếu, cổ phiếu, hay phổ biến trong phân tích mọi loại tài sản khác: forex, hợp đồng tương lai đến tiền điền tử nhờ cung cấp tín hiệu giao dịch vô cùng chính xác.

Xem thêm: Mô hình 2 đỉnh

4. Diễn biến tâm lý và sự hình thành

mô hình cái nêm

Diễn biến tâm lý và sự hình thành.

Mô hình cái nêm là dạng mô hình nén thể hiện quá trình tích luỹ trước khi bùng nổ. Tuy nhiên, so với mô hình chữ nhật thì quá trình này có phần trục trặc, lên xuống để tạo đỉnh đáy thấp cao thay vì đỉnh đáy ngang bằng nhau như mô hình chữ nhật.

4.1 Mô hình cái nêm tăng

Sự hình thành của mô hình nêm tăng trong xu hướng tăng cơ bản là do sự co cụm về cuối thể hiện sự yếu thế của bên mua, không đủ sức đẩy giá lên tạo đỉnh mới và đáy mới cao hơn.

Tuy nhiên, trong xu hướng giảm, điều này lại thể hiện sự áp đảo của bên bán, nêm được hình thành như giai đoạn để củng cố đà giảm trong tương lai.

4.2 Mô hình cái nêm giảm

Tương tự mô hình nêm tăng, mô hình nêm giảm giá thể hiện sự “mệt mỏi” của nhà đầu tư trong cuộc chiến. Sẽ có 2 chiều hướng được hình thành:

  • Cảm thấy phân vân
  • Đứng ngoài quan sát cho đến khi đường sóng trong nêm thu hẹp dần.

Dù trong diễn biến tâm lý nào thì bên bán chỉ cần tìm cách phá nêm, giá sẽ bùng nổ và diễn tiến tăng.

5. Cách nhận diện/xác định mô hình cái nêm chuẩn

mô hình cái nêm

Cách nhận diện và xác định mô hình chuẩn.

Để nhận diện chính các một mô hình nêm chuẩn, nhà đầu tư cần phải nắm được các điều kiện và dấu hiệu sau:

  • Các đỉnh và đáy tiếp xúc hai cạnh nêm càng nhiều càng tốt, tối thiểu 4 tiếp xúc.
  • Hai đường trendline phải cùng hướng.
  • Mô hình nêm tăng: hai đường xu hướng nối lại tạo các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước.
  • Mô hình nêm giảm: hai đường xu hướng nối lại tạo các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước.
  • Thời gian hình thành mô hình tối thiểu 3 tuần và kéo dài không quá 4 – 5 tháng.

Các bước nhận diện Wedge Pattern: 

  • Bước 1: Xác định xu hướng. Thông thường, mô hình cái nêm Wedge Pattern sẽ xuất hiện ở cuối xu hướng tăng mạnh hoặc giảm mạnh. Chính vì vậy, để nhận diện mô hình cái nêm, nhà đầu tư cần xác định được rõ xu hướng thị trường là tăng mạnh hay giảm mạnh. Theo đó, ta có các dấu hiệu xác nhận xu hướng sau:
    • Trong xu hướng tăng: Xác nhận đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước.
    • Trong xu hướng giảm: Xác nhận đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước.

Bước 2: Vẽ mô hình cái nêm Wedge Pattern. Sau mọi xu hướng tăng mạnh hoặc giảm mạnh, giá thị trường sẽ luôn có một khoảng thời gian di chuyển chậm lại với phạm vi biến động hẹp dần. Nếu nhận thấy tín hiệu này, nhà đầu tư hãy nối các đỉnh với đỉnh và đáy với đáy với nhau. Khi hai đường thẳng cùng dốc lên hoặc dốc xuống và có sự hội tụ, ta xác nhận đó là Wedge Pattern.

6. Cách giao dịch với mô hình cái nêm

cách giao dịch với mô hình cái nêm

Chiến lược giao dịch mô hình nêm hiệu quả.

Chiến lược giao dịch hữu hiệu với mô hình cái nêm gói gọn trong vài bước sau:
Bước 1: Xác định xu hướng

Bước này yêu cầu nhà đầu tư quan sát cụ thể diễn biến giá trên mô hình để xác định xu hướng tăng hay giảm trước đó. Ngoài việc quan sát, trader có thể linh hoạt ứng dụng các công cụ kỹ thuật khác để xác định chính xác xu hướng thị trường: kênh giá, đường trendline hoặc phân tích trên những khung thời gian lớn.

Bước 2: Vẽ ra mô hình cái nêm

Mô hình nêm được minh hoạ thông qua hai đường trendline. Các nhà đầu tư có thể vẽ ra dựa trên cấu tạo đặc điểm, sau đó xác định chính xác loại mô hình: mô hình nêm tăng, mô hình nêm giảm hay mô hình nêm mở rộng.

Bước 3: Thực hiện vào lệnh

Chiến lược đầu tư an toàn nhất là đợi giá breakout ra khỏi cạnh trên hoặc cạnh dưới của mô hình. Cụ thể:

6.1 Entry

  • Đối với mô hình nêm tăng và mô hình cái nêm hướng lên: vào lệnh Sell tại mức giá đóng của của cây nến đỏ breakout đường trendline dưới hoặc chờ đợi sự xác nhận ngay sau nến phá vỡ rồi mới vào lệnh.
  • Đối với mô hình nêm giảm và mô hình cái nêm hướng xuống: vào lệnh Buy tại mức giá đóng cửa của nến xanh breakout khỏi đường trendline trên để đón đầu xu hướng tăng hoặc tương tự vào lệnh sau nến phá vỡ xác nhận tăng.

6.2 Take profit

Nhà đầu tư đặt lệnh ở điểm cách điểm vào lệnh bằng chiều rộng nêm.

6.3 Stoploss

  • Đối với mô hình nêm tăng và mô hình nêm mở rộng hướng lên: đặt bên trên đỉnh cao nhất của mô hình.
  • Đối với mô hình nêm giảm và mô hình nêm mở rộng hướng xuống: đặt bên dưới điểm thấp nhất của mô hình.

7. Các chiến lược giao dịch với mô hình nêm

Điều quan trọng nhất trong các chiến lược giao dịch với mô hình cái nêm chính là việc nhà đầu tư cần xác định được hai đường Trendline (Kháng cự và Hỗ trợ). Việc xác định hai đường này cũng khá đơn giản, nhà đầu tư chỉ cần nối các đỉnh với đỉnh và đáy với đáy để xác nhận mô hình cái nêm. Sau đó, nhà đầu tư sẽ có thể áp dụng hai chiến lược giao dịch dưới đây.

a. Giao dịch đảo chiều xu hướng 

Tín hiệu đảo chiều xu hướng được xác nhận khi ta có mô hình cái nêm tăng trong Uptrend và mô hình cái nêm giảm trong Downtrend. Theo đó, nhà đầu tư sẽ xác nhận tín hiệu vào lệnh sau khi giá Breakout và đã Retest. 

  • Entry: Một số nhà đầu tư giao dịch đảo chiều xu hướng với mô hình Wedge Pattern thường có xu hướng vào lệnh ngay tại điểm giá phá vỡ. Nhưng để đảm bảo an toàn trước tín hiệu nhiễu, điểm vào lệnh nên được đặt ở ngay khu vực giá Retest.
  • Take Profit: Mục tiêu chốt lời sẽ là đáy cũ của nêm tăng và đỉnh cũ của nêm giảm.
  • Stoploss: Mức dừng lỗ có thể cài theo tỷ lệ R:R.

Cụ thể hơn, bạn đọc có thể theo dõi hình ảnh dưới đây.

Cach-giao-dich-dao-chieu-voi-Rising-Wedge

Cách giao dịch đảo chiều với Rising Wedge.

Cach-giao-dich-dao-chieu-voi-Falling-Wedge.

Cách giao dịch đảo chiều với Falling Wedge.

b. Tiếp nối xu hướng

Tín hiệu giao dịch tiếp nối xu hướng được xác nhận khi nhà đầu tư có mô hình cái nêm tăng trong Downtrend và mô hình cái nêm giảm trong Uptrend. Tương tự với tín hiệu giao dịch đảo chiều, nhà đầu tư cũng sẽ giao dịch với mức Retest thay vì Breakout để đảm bảo sự an toàn. Khi đó:

  • Entry: Điểm vào lệnh sẽ được đặt tại mức giá Retest sau khi giá phá vỡ thành công đối với cả mô hình nêm tăng, hay giảm.
  • Take Profit: Điểm chốt lời sẽ được đặt theo tỷ lệ R:R.
  • Stoploss: Nhà đầu tư được khuyến khích sử dụng Trailing Stop theo tỷ lệ R:R để đảm bảo mức lợi nhuận tốt nhất.
Cach-giao-dich-tiep-noi-xu-huong-voi-mo-hinh-cai-nem

Cách giao dịch tiếp nối xu hướng với mô hình cái nêm.

8. Một số ví dụ

Cùng tham khảo một số ví dụ minh hoạ thường gặp với mô hình nêm dưới đây:

  • Ví dụ minh hoạ xác định mô hình nêm
Ví dụ minh hoạ xác định mô hình nêm.

Ví dụ minh hoạ xác định mô hình nêm.

Trong hình trên, một đường dốc xuống, một đường dốc lên, ngược hướng nhau nên được xác định là mô hình cờ đuôi nheo, mô hình tam giác chứ không phải mô hình nêm.

  • Ví dụ minh hoạ giao dịch với mô hình nêm tăng.
mô hình cái nêm tăng

Ví dụ minh hoạ mô hình nêm tăng.

Trường hợp này, mô hình nêm xuất hiện trong xu hướng tăng mạnh, giá phá vỡ cạnh dưới và đảo chiều giảm trong tương lai.

  • Ví dụ minh hoạ giao dịch với mô hình nêm giảm
mô hình cái nêm giảm

Ví dụ minh hoạ mô hình nêm giảm.

Mô hình này đã tạo ra hai đường xu hướng hướng phía dưới, hình thành mô hình cái nêm, kết quả là sự đảo chiều giá tăng vọt trong tương lai.

  • Ví dụ khác:

 Trong biểu đồ dưới đây, ta có cặp tiền USD/CHF đang di chuyển trong một xu hướng tăng. Sau đó, giá đột nhiên bước vào xu hướng giảm nhẹ và xác nhận sự hình thành của mô hình cái nêm giảm.

Theo đúng như lý thuyết, ta có tín hiệu tiếp diễn xu hướng khi xuất hiện mô hình cái nêm giảm trong Uptrend. Điều này cũng đã được xác nhận bởi sự phá vỡ ngay sau đó. Bạn đọc có thể theo dõi biểu đồ để thấy rõ hơn về hành động giá của cặp tiền. Tuy theo nhu cầu giao dịch, các điểm đặt lệnh sẽ được thực hiện như sau:

  • Entry: Điểm vào lệnh đặt ở ngay mức giá Breakout hoặc tại cây nến màu giảm (màu đen) ngay sau đó.
  • Take Profit: Điểm chốt lời được cài đặt theo mức đỉnh đầu tiên hình thành Wedge Pattern.
  • Stoploss: Mức cắt lỗ cài theo giá trị đáy hình thành Breakout.
vi-du-minh-hoa-mo-hinh-nem-giam

Ví dụ về cách giao dịch với mô hình cái nêm.

8. Lưu ý khi giao dịch với mô hình cái nêm

lưu ý khi giao dịch với mô hình cái nêm

Lưu ý trong giao dịch.

Để giao dịch thành công với mô hình nêm, dưới đây là vài lưu ý cho bạn:

  • Khuyến khích vào lệnh khi đã nhận được tín hiệu của nến xác nhận đối với các nhà đầu tư mới, ít kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro.
  • Kết hợp linh hoạt các công cụ kỹ thuật khác trong quá trình giao dịch với mô hình nêm để tăng độ chính xác của tín hiệu: chỉ bảo kỹ thuật hay các mô hình nến đảo chiều,..
  • Dù xu hướng giảm đều được hình thành trong hai mô hình trên nhưng mô hình đảo chiều giảm đà sẽ yếu hơn so với mô hình nêm tăng giá dạng tiếp diễn.
  • Mô hình nêm giảm theo hướng tiếp diễn đà tăng sẽ mạnh và đi xa hơn so với mô hình nêm giảm đảo chiều.
  • Trong giao dịch, giá càng chạm ít thì mức độ phá vỡ hoặc mô hình “fake” càng cao vì thế cần suy nghĩ chốt hoặc kết hợp các yếu tố khác khi đã giao dịch có lời.
  • Trường hợp giao dịch lối lướt sóng, không nhất thiết tuân thủ quy tắc tối thiểu 4 điểm chạm mà chỉ cần giá chạm ít nhất 3 điểm là đã có thể giao dịch.

9. FAQ

Làm thế nào để phân biệt mô hình cái nêm và mô hình tam giác??

Hai mô hình này thường gây nhầm lẫn cho các nhà đầu tư do hình dáng tương đồng. Để phân biệt hai loại này, ta có thể dựa vào đặc điểm sau:

Đặc điểm Mô hình cái nêm Mô hình tam giác
Cấu tạo Hai đường trendline cùng hướng lên hoặc cùng dốc xuống Một đường trendline hướng lên và một đường trendline hướng xuống hoặc đi ngang
Tín hiệu Tuỳ thuộc vào loại mô hình nêm Không cung cấp tín hiệu cho đến khi giá breakout

Mô hình nêm là mô hình ngắn hạn hay mô hình dài hạn?

Mô hình nêm được xem như dạng mô hình dài hạn bởi thời gian hình thành kéo dài từ 3 tuần – 4,5 tháng.

Có phải hai đường xu hướng trong mô hình nêm luôn cùng hướng với nhau không?

Chính xác, mô hình nêm tuân theo quy tắc “cùng lên, cùng xuống”.

Mô hình nêm là dạng mô hình tiếp diễn hay mô hình đảo chiều?

Nêm đều có thể được xem như mô hình tiếp diễn hay mô hình đảo chiều tùy từng trường hợp.

Thời điểm nào mô hình nêm hay xuất hiện?

Mô hình nêm thường xuất hiện khi thị trường có sự kiện đặc biệt như: tin lãi suất, Non farm (bảng lương phi nông nghiệp), chủ tịch FED chuẩn bị phát biểu.

Những thời điểm này, các nhà đầu tư thường sẽ chờ giá break cạnh nào để tuân theo cạnh đó. Tuy nhiên, giao dịch lúc tin ra sẽ rất nguy hiểm và rủi ro, khi bạn chưa có kinh nghiệm thì nên đứng ngoài cuộc chơi hoặc giao dịch khối lượng nhỏ đến đảm bảo an toàn.

Mô hình cái nêm có phải một phiên bản của mô hình tam giác?

Không. Mô hình cái nêm và mô hình tam giác là hai mô hình giao dịch hoàn toàn khác nhau. Trong đó:

  • Mô hình tam giác hình thành với điều kiện là một trong hai đường xu hướng phải đi ngang.
  • Mô hình cái nêm hình thành khi cả hai đường xu hướng cùng hội tụ về một điểm và không có đường nào đi ngang.

Mô hình cái nêm là mô hình ngắn hạn hay dài hạn?

Mô hình cái nêm là một dạng mô hình dài hạn. Nó thường được hình thành trong khoảng 3 tuần cho đến 4,5 tháng. 

Trên đây, bài viết đã tổng hợp toàn bộ những thông tin cụ thể, chính xác nhất về công cụ kỹ thuật phổ biến hàng đầu hiện nay: mô hình cái nêm. Với những chia sẻ về định nghĩa, cấu tạo, đặc điểm, ý nghĩa, cách giao dịch hay các lưu ý trong quá trình giao dịch, hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả trong đầu tư, thu lợi nhuận khủng cho tương lai.

0 0 votes
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us

DMCA.com Protection Status