Home Phân tích Nhận định thị trường chứng khoán Tuần 3-4 tháng 8/2022

Nhận định thị trường chứng khoán Tuần 3-4 tháng 8/2022

Dòng tiền đang có sự luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu, nên các nhịp điều chỉnh trong phiên hoặc cả phiên cũng sẽ qua nhanh, điển hình như 2 phiên vừa qua.

VN-Index đã xác lập vùng đáy ngắn hạn

Nhận định về thị trường chứng khoán tháng 8, ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích CTCK Yuanta Việt Nam cho rằng, rủi ro ngắn hạn đã giảm đáng kể và thị trường đang bước vào giai đoạn tích lũy theo mô hình chữ U, nếu chỉ số VN-Index vượt được vùng 1,315 – 1,320 điểm thì xu hướng tăng sẽ được xác nhận và thị trường sẽ chính thức xác lập vùng đáy ngắn hạn.

Ông Đinh Quang Hinh – Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô & Chiến lược thị trường, Khối Phân tích, CTCK VNDirect cho rằng, thị trường khó có thể thiết lập một đợt tăng giá mạnh trong tháng 8, do một số rủi ro vẫn đang hiện hữu như: Làn sóng dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn ở mức cao. Nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Thêm vào đó, hầu hết kết quả kinh doanh quý 2/2021 của các doanh nghiệp niêm yết đã được công bố và phản ánh vào diễn biến giá trên thị trường.

Vì vậy, thị trường cần thêm thời gian tích lũy trong tháng 8 này trước khi hình thành đợt tăng giá mới vào cuối quý 3, đầu quý 4 năm nay. Ông Hinh dự báo chỉ số VN-Index dao động trong vùng 1,250-1,350 điểm trong tháng 8.

Xét về nhóm ngành, ông Minh cho rằng các nhà đầu tư có thể chú ý nhóm ngân hàng (chú ý vào các cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng đặc biệt như giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu và room tăng trưởng tín dụng), bất động sản (đặc biệt là các cổ phiếu có quỹ đất tại khu vực vùng ven và BĐS khu công nghiệp), vận tải và cảng biển, bán lẻ và sản xuất thực phẩm.

Trong nửa cuối năm 2021, ông Hinh đánh giá cao nhóm ngành bất động sản nhà ở, bất động sản khu công nghiệp, bán lẻ, logistic, cảng biển do đây là những ngành sẽ có sức bật mạnh khi dịch bệnh được đẩy lùi.

VN-Index kỳ vọng tiếp tục hướng đến vùng kháng cự tiếp quanh 1.285 điểm

Thị trường duy trì được đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp nhưng mức tăng đã bị thu hẹp rất nhiều, thanh khoản vẫn được duy trì xấp xỉ mức trung bình 20 ngày gần nhất. Các chỉ số thị trường giằng co mạnh trong phiên 16/8 giữa sắc xanh và sắc đỏ do sự phân hóa mạnh của các cổ phiếu vốn hóa lớn. Điều này cho thấy lực cung và lực cầu đang có sự giằng co khá quyết liệt ở vùng giá hiện tại.

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 16/8, VN-Index tăng 0,49 điểm (+0,04%) lên 1.274,69 điểm. Độ rộng trên sàn HOSE là tiêu cực với 206 mã tăng (8 mã tăng trần), 74 mã tham chiếu, 240 mã giảm (3 mã giảm sàn). HNX-Index giảm 0,95 điểm (-0,31%) xuống 303,02 điểm. Độ rộng trên sàn HNX cũng là tiêu cực với 76 mã tăng (3 mã tăng trần), 58 mã tham chiếu, 114 mã giảm (4 mã giảm sàn).

Các nhóm ngành cổ phiếu trên thị trường có sự phân hóa khá sâu sắc trong phiên 16/8 để tạo nên diễn biến giằng và đi ngang trong cả phiên. Tích cực nhất trong phiên 16/8 là nhóm tài nguyên cơ bản với sự tăng giá tốt của các cổ phiếu nhóm ngành thép, có thể kể đến như: HPG (+2,3%), NKG (+2,1%), HSG (+0,9%)… Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu xây dựng cũng tăng giá tích cực với sự góp mặt của các cái tên như: HBC (+3,5%), VCG (+1,9%), CTD (+7%)… Ở chiều ngược lại, nhóm ngành giảm giá đáng chú ý như nhóm ngân hàng với VPB (-0,7%), STB (-0,4%), SHB (-0,6%), MBB (-0,4%), TCB (-0,3%), CTG (-0,8%)… Nhóm bảo hiểm với BVH (-0,7%), MIG (-0,4%), VNR (-1,2%), BIC (-0,5%)…

Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), VN-Index tiếp tục tăng điểm hướng đến vùng 1.285 điểm, vùng giá thấp của phiên giảm mạnh 13/6/2022. Thị trường phân hóa mạnh trong vùng 1.260-1.285 với lực cầu vẫn luân chuyển, gia tăng vào nhóm xây dựng, vật liệu xây dựng, đầu tư công, phân hóa trong các nhóm ngành khác. Khối lượng giao dịch giảm phản ánh nhiều mã sau quá trình phục hồi đang điều chỉnh, tích lũy với áp lực bán tương đối bình thường.

“Trong ngắn hạn VN-Index kỳ vọng tiếp tục hướng đến vùng kháng cự tiếp quanh 1.285 điểm. Chỉ số VN-Index đang bắt đầu đi vào vùng quá mua sau thời gian hồi phục, nên quá trình rung lắc liên tục sẽ xảy ra để hấp thu áp lực cung vùng giá cao, cũng như thu hút lực cầu mới đối với các mã, nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt. Phù hợp cho các vị thế tái cơ cấu danh mục đầu tư. Nhà đầu tư có thể xem xét chọn lọc giải ngân, tích lũy đối với những cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng trong quí III/2022, có báo cáo Quí II/2022 duy trì kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt và đang thu hút dòng tiền ngắn hạn gia tăng”, chuyên gia của SHS nêu quan điểm.

Đà tăng có dấu hiệu chững lại

Còn theo nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán ASEAN (ASEANSC), về kỹ thuật, đồ thị ngày 16/8 VN-Index xuất hiện cây nến xanh nhỏ dạng ‘Doji’ tại vùng kháng cự 1.275 – 1.280 điểm, kèm thanh khoản giảm nhẹ và ở mức trung bình 20 phiên, cho tín hiệu trung tính. Điều này cho thấy bên mua và bên bán đang khá giằng co, và đà tăng có dấu hiệu chững lại.

“Khả năng thị trường sẽ cần phải tích lũy thêm trước khi có xu hướng rõ ràng hơn. Trong phiên giao dịch hôm nay 17/8, sự giằng co có thể diễn ra trong phiên sáng giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1.265 – 1.270 điểm và lực bán tại vùng kháng cự 1.275 – 1.280 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày”, chuyên gia của ASEANSC dự báo.

Trong khi đó, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Đông Á (DAS) cho rằng, VN30 giao dịch xoay quanh mốc tham chiếu trong bối cảnh thị trường dừng chân sau một nhịp tăng kéo dài hơn một tháng qua. Trong góc nhìn ngắn hạn, VN-Index đã tạo nền giá tích lũy ở khu vực 1.260 điểm, và có xu hướng quay lại ngưỡng 1.300 điểm khi xuất hiện dòng cổ phiếu dẫn dắt. Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ sau nhịp chốt lời vừa qua cũng đang có mức giá thu hút dòng tiền quay lại, thể hiện rõ nét trên nhóm cổ phiếu bất động sản, cổ phiếu xây dựng.

“Đối với danh mục trung dài hạn, các nhóm cổ phiếu cơ bản như ngân hàng, khu công nghiệp vẫn nằm trong danh sách nắm giữ và gia tăng tỷ trọng do những kỳ vọng kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm 2022 tiếp tục tăng trưởng trên cơ sở hưởng lợi từ chính sách vĩ mô”, chuyên gia của DAS nhận định

Dịch Covid sẽ tác động thế nào tới chứng khoán?

Với nhận định dịch Covid-19 đang có những dấu hiệu hình thành đỉnh dịch và đi qua giai đoạn khó khăn nhất, ông Minh đưa ra hai kịch bản của thị trường ứng với tác động từ dịch bệnh.

Ở kịch bản 1, nếu tình hình dịch hạ nhiệt trong tháng 8 thì mức tăng trưởng GDP có thể sẽ giữ được trên 6% và chỉ số VN-Index có thể đạt mức cao nhất trong vùng 1,456 – 1,500 điểm trong các tháng còn lại của năm 2021.

Còn nếu tình hình dịch kéo dài hết quý 3/2021 thì theo kịch bản 2, mức tăng trưởng GDP có thể sẽ dưới mức 5.5% và vùng 1,420 điểm có thể sẽ là vùng cao nhất trong những tháng tới.

Trong khi đó, ông Hinh cho rằng những thông tin về Covid-19 sẽ ít tác động tiêu cực hơn đến diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 8 do thị trường đã phản ánh và có thời gian làm quen với những thông tin “xấu” liên quan đến Covid-19 trong thời gian qua, do đó, những thông tin “kém xấu hơn” liên quan đến dịch bệnh sẽ ít có tác động đến thị trường chứng khoán. Mặt khác, tâm lý của nhà đầu tư đã trở lại trạng thái cân bằng hơn sau giai đoạn bán tháo vừa qua và thị trường phục hồi những phiên gần đây. Đồng thời, những biện pháp chống dịch quyết liệt của Chính phủ và các địa phương sẽ giúp cho tình hình dịch bệnh được cải thiện đáng kể trong tháng 8.

Do vậy, dù dịch có thể còn kéo dài trong 1-2 tháng tới, ông Hinh cho rằng tác động đối với thị trường chứng khoán sẽ dần “phai nhạt” và thị trường sẽ không còn phản ứng mạnh như giai đoạn vừa qua.

Dòng tiền ngoại luôn sẵn sàng đổ vào Việt Nam

Nói về dòng tiền ngoại, ông Minh cho rằng khối ngoại có xu hướng quay trở lại mua ròng trên TTCK Việt Nam do mức định giá của thị trường đang quay trở lại vùng hấp dẫn, tỷ lệ tiền mặt tính đến quý 2/2021 của các quỹ đang tăng mạnh cho nên áp lực giải ngân đang gia tăng và kỳ vọng Việt Nam sớm kiểm soát dịch do Việt Nam đang tiến hành đẩy nhanh tiêm vắc xin đạt miễn dịch cộng đồng.

Còn theo ông Hinh, việc khối ngoại quay trở lại mua ròng trong 1 tháng chưa thể khẳng định dòng vốn ngoại đã quay trở lại thị trường “bền vững” chưa. Tuy nhiên, đây cũng là một tín hiệu tích cực, cho thấy dòng vốn ngoại luôn chực chờ đổ vào TTCK Việt Nam khi định giá thị trường hấp dẫn.

Một số nhận định khác

Thị trường sẽ duy trì đà tăng

CTCK MB – MBS

Tuần này, thanh khoản toàn thị trường giảm nhẹ 6,3% so với tuần trước đó, tuy vậy, giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE duy trì ở mức bình quân hơn 14.000 tỷ đồng vẫn là vùng thanh khoản rất tích cực.

Dòng tiền đang có sự luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu, nên các nhịp điều chỉnh trong phiên hoặc cả phiên cũng sẽ qua nhanh, điển hình như 2 phiên vừa qua.

Thời điểm hiện tại cả trong và ngoài nước không có thông tin bất lợi, do vậy, thị trường sẽ duy trì đà tăng cùng xu hướng hồi phục cùng các thị trường quốc tế.

Áp lực điều chỉnh sẽ có chiều hướng gia tăng

CTCK Yuanta Việt Nam – FSC

FSC cho rằng thị trường có thể sẽ điều chỉnh trong phiên giao dịch đầu tuần khi chỉ số VN-Index đang giao dịch gần vùng kháng cự 1.260 – 1.285 điểm. 

Đồng thời, mức hỗ trợ của chỉ số VN-Index cho nhịp điều chỉnh là 1.229 điểm, nhưng chỉ số VN-Index vẫn có khả năng hướng vào vùng kháng cự 1.260 – 1.285 điểm cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn nên dừng mua hoặc xem xét chốt lời một phần tỷ trọng đang nắm giữ. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tăng gần vùng lạc quan quá mức cho thấy áp lực điều chỉnh sẽ có chiều hướng gia tăng ở những phiên giao dịch tới.

Hạn chế vị thế mua mới

CTCK Kiến Thiết Việt Nam – CSI

Ở thời điểm hiện tại, dù tăng điểm hồi phục rất ấn tượng trong phiên cuối tuần hôm nay, nhưng mốc kháng cự mạnh 1.262-1.280 điểm đang ở rất gần và đã có những tín hiệu cho thấy áp lực chốt lời dâng cao.

Vì vậy, chúng tôi vẫn ưu tiên quan điểm thận trọng, hạn chế vị thế mua mới, đồng thời tiếp tục căn bán chốt lời khi VN-Index tiến tới mốc kháng cự trên.

Thị trường vẫn nằm trong xu hướng phục hồi

CTCK Phú Hưng – PHS

Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index có phiên tăng điểm trở lại. Khối lượng giao dịch sụt giảm xuống dưới mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý dòng tiền vẫn có phần thận trọng. Mặc dù vậy, chỉ số đã lấy lại được đóng cửa trên MA5, và xuất hiện nến phủ nhận nến giảm trước đó, cùng với đường MA20 đang hướng lên tích cực, cho thấy xu hướng phục hồi đang mạnh trở lại.

Thêm vào đó, đường RSI đang tăng lên và MACD có dấu hiệu tại Hook, cho thấy chỉ số có tín hiệu kết thúc nhịp rung lắc rũ bỏ bởi hai phiên giảm trước đó, và có cơ hội tiến lên thử thách ngưỡng 1.289 điểm (MA100) nhằm lấp khoảng GAP hình thành bởi phiên 13/6. Đối với sàn Hà Nội, HNX Index có diễn biến tương tự. Chỉ số có phiên tăng trở lại và vượt qua MA5, cùng với MA20 ở trạng thái hướng lên tích cực, cho thấy xu hướng phục hồi đang tiếp diễn, và chỉ số có cơ hội hướng lên vùng mục tiêu 329 điểm (MA100).

Nhìn chung, thị trường vẫn nằm trong xu hướng phục hồi. Do đó, nhà đầu tư nên tận dụng các nhịp rung lắc kỹ thuật để tái cơ cấu lại danh mục của mình hợp lý hơn. Trong đó, ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt, triển vọng kinh doanh khả quan và đang thu hút được dòng tiền mạnh.

Tiếp tục giao dịch trong vùng 1.250-1.260 điểm

CTCK BIDV – BSC

Trong phiên cuối tuần trước, thị trường sau khi tiến lên giằng co trước ngưỡng 1.260 điểm đã đóng cửa tại mốc 1.262,33 điểm, tăng hơn 10 điểm so với phiên hôm qua. Tuy nhiên, thanh khoản trong phiên hôm nay sụt giảm, cho thấy nhà đầu tư vẫn đang có tâm lý phân vân trước vùng 1.260 điểm.

Trong những phiên tới, thị trường có thể sẽ tiếp tục giao dịch trong vùng 1.250-1.260 điểm để tích lũy thêm khi 1.260 điểm vẫn là ngưỡng cản cứng của thị trường.

Giao Dịch Tài Chính Tổng Hợp

0 0 votes
Article Rating

related posts

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments