Trong bối cảnh kinh tế ngày nay, việc tìm kiếm một phương pháp quản lý ngân sách hiệu quả là cần thiết. Một trong những phương pháp được khá nhiều người ưa chuộng đó là quy tắc 60-20-20. Phương pháp này giúp bạn phân bổ thu nhập một cách hợp lý, thúc đẩy tiết kiệm và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn. Vậy phương pháp 60-20-20 là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Quy tắc 60-20-20 là gì?
Quy tắc 60-20-20 là một phương pháp quản lý ngân sách dựa trên việc phân chia thu nhập thành ba phần chính theo tỷ lệ phần trăm. Cụ thể, quy tắc này đề xuất phân bổ thu nhập của bạn như sau:
- 60% cho các chi phí cần thiết: Bao gồm mọi chi phí liên quan đến sinh hoạt hằng ngày như tiền nhà, thực phẩm, hóa đơn điện nước và các khoản nợ phải trả.
- 20% dành cho tiết kiệm: Đây là khoản bạn dùng để xây dựng quỹ khẩn cấp, chuẩn bị cho hưu trí hoặc đạt các mục tiêu tài chính dài hạn.
- 20% còn lại dành cho nhu cầu cá nhân: Khoản này dành cho những mong muốn không thiết yếu như mua sắm, ăn uống, giải trí hoặc du lịch.
Định nghĩa quy tắc 60-20-20 là gì?
Quy tắc 60-20-20 không chỉ đơn giản mà còn rất linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng và hoàn cảnh tài chính khác nhau. Việc áp dụng quy tắc này trở nên dễ dàng hơn khi sử dụng các công cụ quản lý tài chính.
Lợi ích của quy tắc 60-20-20
Sử dụng quy tắc 60-20-20 mang lại nhiều lợi ích lớn cho cá nhân trong việc quản lý tài chính một cách có tổ chức và hiệu quả. Dưới đây là một số điểm nổi bật về lợi ích của quy tắc này:
- Kiểm soát chi tiêu tốt hơn: Khi áp dụng quy tắc 60-20-20, bạn có thể nắm bắt rõ ràng dòng tiền của mình đi đâu mỗi tháng. Điều này giúp bạn dễ dàng nhận ra những khoản chi tiêu không cần thiết và điều chỉnh lại để tiết kiệm nhiều hơn.
- Tính linh hoạt cao: Quy tắc 60-20-20 cho phép bạn linh hoạt trong việc phân bổ nguồn tài chính của mình. Bạn có thể tùy chỉnh chi tiêu trong từng danh mục sao cho phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu cá nhân.
- Ưu tiên tiết kiệm: Việc dành 20% thu nhập hàng tháng cho tiết kiệm tạo nên sự cam kết và đảm bảo cho tương lai tài chính của bạn. Điều này giúp bạn hình thành thói quen tiết kiệm đều đặn và dễ dàng đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.
- Dễ dàng áp dụng: Một trong những điểm mạnh của quy tắc 60-20-20 là sự đơn giản trong quá trình thực hiện. Chỉ cần biết tổng thu nhập và chia chúng thành ba phần tương ứng với 60%, 20%, và 20%, bạn có thể bắt đầu lập ngân sách ngay lập tức.
Áp dụng quy tắc 60-20-20 có lợi ích gì?
Áp dụng quy tắc 60-20-20 như thế nào?
Để sử dụng quy tắc 60-20-20 hiệu quả, bạn cần hiểu rõ cách phân bổ thu nhập hàng tháng theo ba danh mục chi tiêu chính. Cụ thể, quy tắc này yêu cầu bạn phân chia thu nhập thành các phần như sau:
- 60% cho chi phí sinh hoạt: Đây là khoản chi tiêu lớn nhất và bao gồm tất cả các chi phí cần thiết để duy trì cuộc sống hàng ngày. Những chi phí này thường không thay đổi nhiều từ tháng này sang tháng khác và được xem là phần “cứng” trong ngân sách.
- 20% dành cho tiết kiệm: Số tiền này nên được dành cho các khoản tiết kiệm quan trọng như quỹ khẩn cấp, tiết kiệm hưu trí hoặc các khoản đầu tư dài hạn. Việc phân bổ một phần thu nhập cố định cho tiết kiệm giúp bạn có một kế hoạch tài chính bền vững và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.
- 20% cho nhu cầu cá nhân: Phần còn lại của thu nhập được dành cho các nhu cầu giải trí và mong muốn cá nhân, như mua sắm, du lịch, ăn uống ngoài,…Tuy nhiên, các khoản chi tiêu này nên được tính toán để đảm bảo bạn không chi tiêu quá mức.
Cách áp dụng quy tắc 60-20-20
Cách lập ngân sách theo quy tắc 60-20-20
Để áp dụng quy tắc 60-20-20 một cách khoa học, bạn cần thực hiện theo một số bước cơ bản sau:
- Xác định tổng thu nhập hàng tháng: Tính toán tất cả các nguồn thu nhập mà bạn nhận được mỗi tháng, bao gồm lương, thưởng và các khoản thu nhập phụ khác.
- Chia thu nhập theo tỷ lệ: Sau khi có con số thu nhập tổng, bạn phân chia theo tỷ lệ 60%, 20%, và 20%..
- Liệt kê chi tiêu hàng tháng: Hãy liệt kê tất cả các khoản chi tiêu hàng tháng, từ chi phí sinh hoạt, chi tiêu giải trí đến các khoản tiết kiệm. Điều này giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về các chi phí của mình.
- So sánh chi tiêu với thu nhập: Cộng tổng số tiền bạn đã liệt kê và so sánh với thu nhập hàng tháng. Nếu thấy một danh mục chi tiêu nào đó vượt quá giới hạn, hãy điều chỉnh lại để cân đối.
- Điều chỉnh khi cần thiết: Đôi khi, có những tháng chi phí sinh hoạt hoặc nhu cầu cá nhân tăng cao, điều đó đòi hỏi bạn phải điều chỉnh lại ngân sách để phù hợp với tình hình tài chính thực tế.
Kết luận
Tóm lại, phương pháp 60-20-20 là một công cụ đơn giản giúp bạn quản lý tài chính cá nhân rất hiệu quả. Việc áp dụng quy tắc này không chỉ giúp bạn xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc mà còn tạo ra sự linh hoạt trong chi tiêu. Hãy bắt đầu áp dụng quy tắc 60-20-20 ngay hôm nay để kiểm soát tài chính cá nhân một cách hiệu quả và bền vững. Chúc các bạn thành công.
Thu Hà