Home Tài chính cá nhân Chứng chỉ tiền gửi là gì? Phân loại và đánh giá ưu nhược điểm

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Phân loại và đánh giá ưu nhược điểm

by J. L

Chứng chỉ tiền gửi là một hình thức đầu tư sinh lời có tiềm năng tốt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ, hoặc có thể bị nhầm lẫn với gửi tiết kiệm. Ở bài viết này, Giaodichtaichinh.com sẽ hỗ trợ tìm hiểu rõ chứng chỉ tiền gửi là gì? Phân loại, điều kiện mua và đánh giá các ưu nhược điểm của hình thức tích lũy sinh lời này.

1. Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) được biết đến là loại giấy tờ có giá trị cao. Chúng được phát hành bởi các ngân hàng, nhằm mục đích huy động vốn từ những cá nhân hoặc đơn vị tổ chức.

Nhìn bề ngoài, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng khá giống với hình thức của sổ tiết kiệm. Tuy nhiên về bản chất, hai loại này sẽ hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải chú ý tránh nhầm lẫn.

Chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi là gì có an toàn không và có giúp sinh lời không? Chứng chỉ tiền gửi là loại giấy tờ có giá trị do ngân hàng phát hành và kiểm soát theo số seri. Vì thế, bạn có thể an tâm về mức độ minh bạch và an toàn của chúng. Hơn nữa, khi nắm trong tay các chứng chỉ tiền gửi, bạn sẽ được hưởng mức lãi suất rất hấp dẫn.

2. Các loại chứng chỉ tiền gửi

Khi tìm hiểu về chứng chỉ tiền gửi ngân hàng là gì, bạn sẽ thấy, loại giấy tờ có giá trị này sẽ được phân thành 3 loại chính. Cụ thể đó là:

  • Loại Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Được phát hành theo dạng ghi sổ và bán theo mệnh giá tùy thuộc ngân hàng. Người sở hữu không được quyền chuyển nhượng và sẽ được nhận lãi suất khi đến thời gian đáo hạn.
  • Loại Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Được phát hành theo dạng ghi sổ hoặc chứng chỉ giấy. Người sở hữu sẽ được ghi tên của mình vào chứng chỉ tiền gửi này. Điều đó đồng nghĩa với việc cũng không được nhượng quyền sở hữu cho người khác.
  • Loại Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Được phát hành theo dạng ghi sổ hoặc chứng chỉ giấy. Nhưng loại chứng chỉ này sẽ không ghi tên của chủ sở hữu vào đây. Do đó, bạn có thể chuyển nhượng và ai nắm giữ loại giấy tờ giá trị này sẽ có quyền sở hữu chúng.
Chứng chỉ tiền gửi là gì được phân thành 3 loại

Chứng chỉ tiền gửi là gì được phân thành 3 loại

3. Điều kiện mua chứng chỉ tiền gửi là gì?

Hầu hết việc sở hữu chứng chỉ tiền gửi sẽ thông qua mua mới. Vậy, mua mới chứng chỉ tiền gửi là gì? Mua mới là mua quyền sở hữu và hưởng lợi nhuận theo mức giá trị của chứng chỉ đó.

Để mua chứng chỉ tiền gửi, cần phải đáp ứng những điều kiện bắt buộc sau:

  • Thứ nhất, phải là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có sinh sống và làm việc hợp pháp trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
  • Thứ hai, người mua chứng chỉ tiền gửi phải từ đủ 18 tuổi trở lên (theo giấy tờ tùy thân).
  • Thứ ba, người mua chứng chỉ tiền gửi phải thể hiện đầy đủ giấy tờ chứng minh về danh tính.
  • Thứ tư, người mua chứng chỉ tiền gửi phải phát sinh hoạt động giao dịch với ngân hàng muốn chọn mua.

Đây là những điều kiện cơ bản nhất. Ngoài ra, tùy vào quy định và chính sách, mỗi ngân hàng có thể đưa ra thêm một số điều kiện khác nhau.

Phải đáp ứng một số điều kiện nếu bạn muốn mua chứng chỉ tiền gửi

Phải đáp ứng một số điều kiện nếu bạn muốn mua chứng chỉ tiền gửi

4. Ưu, nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm là gì?

Nói về chứng chỉ tiền gửi, bạn phải nắm những ưu và nhược điểm cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn vừa hiểu rõ về đặc điểm, vừa có thể lựa chọn đầu tư hiệu quả với loại giấy tờ có giá trị này.

Ưu điểm của chứng chỉ tiền gửi là gì?

  • Đây là sản phẩm đầu tư tài chính hạn chế rủi ro rất cao, do ngân hàng/tổ chức tài chính đảm bảo tính an toàn.
  • Cơ hội nhận lãi suất lý tưởng hơn nếu so với hình thức gửi tiết kiệm trong cùng một khoảng kỳ hạn như nhau.
  • Khoản tiền gốc và tiền lãi luôn được đảm bảo trong suốt thời gian bạn sở hữu chứng chỉ tiền gửi.
  • Linh hoạt trong việc cho tặng, cầm cố hoặc chuyển nhượng sang một chủ sở hữu mới nếu cần thiết.
Nên chọn ngân hàng uy tín khi đầu tư chứng chỉ

Nên chọn ngân hàng uy tín khi đầu tư chứng chỉ

Nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi là gì?

  • Chứng chỉ tiền gửi có tính thanh khoản khá thấp nếu so với hình thức gửi tiết kiệm.
  • Mức lãi suất đầu tư dài hạn không quá cao, càng để lâu lãi suất sẽ càng thấp.
  • Chứng chỉ tiền gửi không cho phép tất toán trước hạn, giao dịch chỉ được thực hiện khi đến kỳ đáo hạn.

5. Phân biệt chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

Chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm đều là những hình thức đầu tư tài chính sinh lời. Về mặt hình thức, có thể chúng đều là những loại giấy tờ giá trị. Nhưng về tính chất, hai loại này được phân biệt với nhau một cách rõ rệt.

Hiểu rõ về chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

Hiểu rõ về chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

Yếu tố so sánh Chứng chỉ tiền gửi Sổ tiết kiệm
Về lãi suất Lãi suất hấp dẫn, có thể lên đến 9%. Mức quy định lãi suất cụ thể còn tùy theo hình thức chứng chỉ trung hạn hay dài hạn.

Việc đầu tư chứng chỉ tiền gửi càng dài hạn, có thể lãi suất sẽ càng thấp

Lãi suất trung bình năm vào khoảng 6%-8%.

Cũng tùy vào kỳ hạn và quy định ngân hàng mà mức lãi suất có thể chênh lệch với  nhau.

Về kỳ hạn Phân chia từng mức kỳ hạn khác nhau. Điều này phần lớn phụ thuộc vào ngân hàng. Nhà đầu tư sẽ lựa chọn theo gói. Đa dạng kỳ hạn khác nhau. Nhà đầu tư có thể lựa chọn kỳ hạn tiền gửi phù hợp cho mình.
Về thanh khoản Thanh toán/tất toán khi đến kỳ đáo hạn.

Trường hợp muốn rút trước, điều kiện bắt buộc là phải trải qua hơn một phần hai kỳ hạn của chứng chỉ đang sở hữu.

Rút dễ dàng khi đến đáo hạn gửi tiết kiệm.

Có thể yêu cầu rút trước. Tuy nhiên, mức lãi suất phải chịu thấp hơn, trung bình khoảng 0.1%-0.2%.

6. Kết luận

Trên đây là những thông tin tìm hiểu về vấn đề chứng chỉ tiền gửi là gì? Đây là một loại hình thức đầu tư tài chính có khả năng sinh lời an toàn. Khi nắm vững về các yếu tố phân loại, ưu nhược điểm và điều kiện mua, bạn có thể tự tin hơn trong đầu tư. Hãy nhớ tham khảo kỹ càng và lựa chọn sở hữu chứng chỉ ở những ngân hàng/tổ chức tài chính uy tín nhất.

5 1 vote
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
cũ nhất
mới nhất vote nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us

DMCA.com Protection Status