Chốt phiên giao dịch ngày 18/1, VN-Index tăng 9,99 điểm lên mốc 1.098,28 điểm, khối lượng giao dịch đạt hơn 604,1 triệu đơn vị, tương ứng hơn 10.237,5 tỷ đồng.
Dù đã bước vào những phiên giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng thị trường chứng khoán diễn biến rất tích cực. Cả nhà đầu tư nội và ngoại đều gia tăng giải ngân, giúp sắc xanh lan tỏa và VN-Index tiến về sát mốc 1.100 điểm.
Chốt phiên giao dịch ngày 18/1, VN-Index tăng 9,99 điểm lên mốc 1.098,28 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 604,1 triệu đơn vị, tương ứng hơn 10.237,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 322 mã tăng giá, 105 mã giảm giá và 45 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 2,58 điểm lên 217,73 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 76,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.204,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 108 mã tăng giá, 58 mã giảm giá và 50 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0,57 điểm lên 73,54 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 35,7 triệu đơn vị, tương ứng hơn 472,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 194 mã tăng giá, 71 mã giảm giá và 55 mã đứng giá.
Sắc xanh lan tỏa ra khắp các nhóm cổ phiếu. Trong rổ cổ phiếu VN30 có tới 25 mã tăng giá, trong khi chỉ có 2 mã giảm giá và 3 mã đứng giá. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng chỉ còn 2 mã giảm giá, trong khi có tới 20 mã tăng giá.
Nhóm cổ phiếu dầu khí chỉ còn duy nhất PVD giảm giá, hầu hết các mã còn lại đều ở chiều giá xanh. Các nhóm chứng khoán, bất động sản, hóa chất, thủy sản… cũng đồng loạt tăng giá.
Khối ngoại hôm nay mua ròng khá mạnh, góp phần vào diễn biến tích cực của thị trường chung.
Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 692 tỷ đồng trên HOSE; 21,88 tỷ đồng trên HNX và 21,53 tỷ đồng trên UPCOM. Các mã được mua ròng mạnh là SSI đạt hơn 108 tỷ đồng, tiếp đến là VND được mua ròng trên 85 tỷ đồng, VIC được khối ngoại mua ròng hơn 53 tỷ đồng.
Thống kê 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam số mã tăng giảm chia đều nhau. Trong đó, cổ phiếu KSF của Tập đoàn KSFinance ( HNX: KSF ) có biến động tích cực nhất khi tăng đến 61,5%. Tuy nhiên, KSF nằm trong diện những cổ phiếu có thanh khoản khiêm tốn.
Tâm điểm của thị trường tập trung vào nhóm ngân hàng, đây là nhóm ngành biến động tích cực nhất trong tháng 1/2022 và kìm hãm đáng kể biến động tiêu cực của các chỉ số trước sự “đổ vỡ” của nhóm đầu cơ. BID của BIDV ( HoSE: BID ) tăng 29,3% trong 1 tháng qua. Quý IV/2021, BIDV ghi nhận 2.868 tỷ đồng trước thuế, tăng 46% so với cùng kỳ. Tổng thu nhập quý vừa qua của BIDV cũng không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ khi đạt 15.252 tỷ, giảm 1,5%. Nhờ đến việc tiết giảm hơn 1.100 tỷ đồng chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tín dụng (chiếm chủ yếu) nên lợi nhuận của BIDV mới có mức tăng trưởng 2 con số kể trên. Lũy kế cả năm 2021, BIDV ghi nhận 62.395 tỷ đồng doanh thu, tăng 25% và lãi trước thuế ngân hàng thu về đạt 13.602 tỷ đồng, tăng tới 51% so với năm trước.
Cổ phiếu MBB của Ngân hàng Quân đội ( HoSE: MBB ) cũng tăng 16,6% sau một tháng giao dịch. Kết quả kinh doanh của ngân hàng này cũng có sự tích cực trong quý IV/2021 khi lãi trước thuế 4.643 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm, ngân hàng lãi trước thuế tăng 55%, đạt hơn 16.527 tỷ đồng, vượt 25% kế hoạch được cổ đông giao.
Các cổ phiếu ngân hàng khác như VCB của Vietcombank ( HoSE: VCB ), STB của Sacombank ( HoSE: STB ) hay EIB của Eximbank ( HoSE: EIB ) cũng đều tăng giá trên 10%.
Ở chiều ngược lại, hai cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản là THD của Thaiholdings ( HNX: THD ) và DIG của DIC Corp ( HoSE: DIG ) chia sẻ hai vị trí dẫn đầu về mức giảm giá trong top 50 vốn hóa với lần lượt 37,6% và 23,9%.