Home Phân tích Nhận định thị trường forex tháng 12 (18/12-31/12): Yên tăng lên mức cao nhất 4 tháng sau cuộc họp của BoJ trước thềm năm mới

Nhận định thị trường forex tháng 12 (18/12-31/12): Yên tăng lên mức cao nhất 4 tháng sau cuộc họp của BoJ trước thềm năm mới

Số liệu giữa tháng 12 cho thấy sau FED đang đối mặt với giá tiêu dùng nhanh đang tăng nhanh nhất trong nhiều thập kỷ qua và đã ngầm khẳng định không thay đổi mục tiêu kiểm soát lạm phát 2%. Với mục tiêu này của FED sẽ thay đổi tình hình thị trường tiền tệ thế giới như thế nào, cùng giaodichtaichinh nhận định thị trường sắp tới nhé.

Biến động thị trường

Đầu tháng 12 chúng ta đã thấy chỉ số DXY của Mỹ đã giảm mạnh về vùng 104.2 sau bài phân tích lần trước về 104.7, hiện tại DXY đã tiếp tục rơi về 104.1. Điều này đã tiếp tục thúc đẩy sự hồi phục của các thị trường ngoại tệ trong thời gian cuối năm 2022 này.

Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã có pha điều chỉnh sau vài tuần hồi phục ấn tượng, DJI tiếp tục giảm 1987 điểm (5.73%) sau khi hồi phục lên mốc 34582 đã điều chỉnh xuống mốc 33450 và tiếp tục rơi về 32742.

Vàng nhiều biến động nhưng vẫn dao động quanh mốc 1810-1815. Sau khi Fed thông báo rằng vẫn giữ mức độ kiểm soát lạm phát ở 2% Vàng có xu hướng bật tăng trở lại sau đà giảm về 1774.

Dầu WTI chốt tuần giảm nhẹ 3.31% quanh mốc 75.1 USD/thùng do các nhà đầu tư lo lắng về triển vọng nhu cầu nhiên liệu do đồng đô la Mỹ mạnh hơn và các đợt tăng lãi suất tiếp theo của các Ngân hàng Trung ương toàn cầu đã kìm hãm việc tiêu thụ nhiên liệu..

Phân tích kỹ thuật

Chỉ số DXY

Sau phân tích chính xác ở bài lần trước đã dự đoán DXY về mốc 104.2 thì hiện tại DXY đã rơi khá sâu về mốc 103.9. Trên khung tuần, chỉ báo MACD sau khi liên tục gia tăng đã tạo thành đỉnh thứ 1 và vẫn tiếp tục tạo nến dấu hiệu đảo chiều bán xuống, nến doji đã rút chân lên sau lực bán mạnh từ đỉnh đi kèm khối lượng giao dịch tăng dần, DXY đang có xu hướng điều chỉnh về vùng EMA34 tại mốc 101.6. 

Trên khung D1, có thể thấy chỉ báo MACD đang cố gắng tạo đà hồi phục ngắn hạn để giúp DXY có thể quay lại mốc 107.8 (tuy nhiên vẫn dưới vùng EMA34,89 tại 109.3) tuy nhiên lực phục hồi này là khá yếu. Dự kiến các tuần tiếp theo giá có thể tăng nhẹ lên lại mốc 105.1 và sau đó tiếp tục rơi xuống vùng 101.6.

Tham khảo tín hiệu giao dịch cho DXY:
Canh bán tại: 105.2
Chốt lời: 101.6
Cắt lỗ: 107.3

Vàng (XAU USD)

Vàng đã có nhịp điều chỉnh sau cú tăng mạnh lên mốc 1784.5 và tiếp tục đà tăng của mình lên lại 1810 ngay sau khi FED thông báo cố gắng giữ mức lạm phát ở 2% đồng nghĩa việc vẫn tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Điều này thúc đẩy các nhà đầu tư mua vào liên tục để trú ẩn.

Trên khung tuần, có thể thấy chỉ báo MACD vượt qua EMA thành công, lần này giá đã đóng trên các đường EMA34,89 thành công vào tạo lực để thúc đẩy giá lên tiếp. Dự kiến Vàng sẽ tăng lên lại mốc 1875 và có thể lên lại vùng 1917.

Trên khung ngày D1, chỉ báo MACD đảo chiều và khẳng định sẽ có nhịp tăng tiếp theo và sẽ phá kháng cự 1824 ngắn hạn, khuyến nghị các nhà đầu tư không nên mở vị thế bán tại đây mà nên canh mua lên theo lực cung cầu của thị trường vì Vàng vẫn là kênh trú ẩn an toàn tới hiện tại.

Tham khảo tín hiệu giao dịch cho Vàng:
Canh mua tại: 1800-1790
Chốt lời: 1830-18550-1870
Cắt lỗ: 1765

AUD/USD

AUD/USD đã chấm dứt đà tăng sau bài viết tuần trước, nhịp điều chỉnh đang được diễn ra từ mốc 0,685 AUD đã rơi mạnh về mốc 0,667 vẫn đang đúng kế hoạch giao dịch chốt lời tại 0.658. Vùng giá hiện tại đã khá xa vị thế bán, vì thế các nhà giao dịch nên đợi giá hồi phục và tiếp tục bán xuống tại mốc 0.658.

Trên khung ngày, chỉ báo MACD đã tạo thành công đà giảm ngắn hạn đi kèm khối lượng giao dịch tăng dần, tuy nhiên việc giao dịch này vẫn nằm trên các đường xu hướng EMA34,89. Đối với các nhà giao dịch đã vào vị thế từ mốc 0.675 lần trước thì vẫn có thể giữ nguyên, còn nhà giao dịch mới thì nên canh bán theo chiến lược sau

Tham khảo tín hiệu giao dịch cho AUD/USD:
Canh bán tại: 0.675
Chốt lời: 0.658
Cắt lỗ: 0.679.

USD/JPY

Đồng yên tăng 4.2% lên 131,1 so với đồng đô la sau khi một báo cáo cho thấy chính phủ Nhật Bản có kế hoạch sửa đổi mục tiêu lạm phát của BoJ để linh hoạt hơn. Một động thái như vậy báo trước một sự thay đổi chính sách tiềm năng trong lập trường cực kỳ nói lỏng của ngân hàng trung ương, vốn đã chứng kiến ​​lãi suất của Nhật Bản ở mức gần như bằng không trong gần một thập kỷ.

Lập trường này đè nặng lên đồng yên khi lãi suất ở phần còn lại của thế giới tăng lên, từ đó dẫn đến lạm phát Nhật Bản, hiện đang ở mức cao nhất trong 40 năm. Nền kinh tế Nhật Bản đã bị tác động bởi lạm phát gia tăng trong năm nay, trong khi đồng yên là một trong những đồng tiền châu Á hoạt động kém nhất vào năm 2022.

Trên khung ngày, chỉ báo MACD đang liên tục tạo đáy, phe bán đang đang chiếm ưu thế, bằng chứng là các vùng giá hiện tại liên tục xuất hiện nến hammer đóng xuống thể hiện sức mạnh bán ra mạnh mẽ của JPY.

Tham khảo tín hiệu giao dịch cho USD/JPY:
Canh bán tại: 131.9
Chốt lời: 128.2-127.1
Cắt lỗ: 139.7

EUR/USD

Cặp tiền tệ EUR/USD đã đã có sự hồi phục liên tiếp trong các tuần vừa qua khi mà tín hiệu thắt chặt từ Ngân hàng Anh và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã khiến đồng tiền của họ tăng giá vào tuần trước, lý do bởi lãi suất sẽ tiếp tục tăng. So với đầu tháng 12, EUR đã tăng 1.91% lên mốc 1.074 và giảm nhẹ về mốc 1.062.

MACD khung ngày D1 quá mua sau khi liên tục tạo nhiều đỉnh và khối lượng giao dịch mua đang giảm dần, giá có xu hướng điều chỉnh về vùng 1.01 trước đà tăng liên tiếp trong nhiều ngày vừa qua. Các nhà đầu tư có thể tham khảo chiến lược giao dịch sau:

Canh bán tại: 1.081-1.076
Chốt lời: 1.048
Cắt lỗ: 1.086

GBP/USD 

Đồng Bảng đã tăng khoảng 18% kể từ mức thấp nhất vào tháng 9, với khoảng một nửa số tiền lãi được thúc đẩy bởi niềm tin mới vào uy tín tài chính của Vương quốc Anh – sau tác động bất lợi của các chính sách kinh tế của cựu Thủ tướng Liz Truss và nửa còn lại từ sự suy yếu của đồng đô la. So với đầu tháng 12, GBP đã giảm 2.06% về mức 1.215.

Trên khung tuần, MACD đã tạo đỉnh thành công và đi kèm cây nến doji bán xuống mạnh mẽ kết thúc đà tăng của GBP. Vùng 1.18 có vẻ là nhịp giảm ngắn hạn trước khi có sự điều chỉnh tiếp theo khi mà giá vừa chạm vùng EMA34,89 tại 1,24 đã có sự suy giảm ngay sau đó.

Dựa trên MACD khung D1 đã kết thúc đà tăng, tuy nhiên vẫn nằm trên EMA34,89 kỳ vọng giá vẫn có thể hồi phục lại quanh 1.23 trước khi rơi về 1.18.Các nhà đầu tư có thể tham khảo chiến lược sau:

Canh bán tại: 1.23
Chốt lời: 1.18
Cắt lỗ: 1.267

Lời kết

Với tình hình lạm phát diễn ra toàn cầu đi kèm thông báo tăng lãi suất lần 4 của Fed sắp tăng thêm 50 điểm, Fed thông báo rằng sẽ mạnh tay tiếp tục kiểm soát lạm phát chặt chẽ hơn để qua năm 2023 có thể kiềm chế lạm phát về mốc 2% nên khả năng cao tương lai tình hiện phục hồi nội tệ của các quốc gia sẽ càng khó khăn hơn đi kèm việc kiểm soát lạm phát, các nhà đầu tư cần thận trọng với giao dịch của mình nhiều hơn trước thềm năm mới 2023. Trên đây tất cả đều là quan điểm cá nhân của giaodichtuanchinh và hoàn toàn không đảm bảo tính chính xác đâu nhé! Chúc các bạn một tuần giao dịch luôn giữ được kỷ luật và có một kết quả khả quan nhất!

0 0 votes
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us