Home Tin tức khác Nhìn lại tuần qua [Tuần 2 tháng 10]: G20 quan ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu​

Nhìn lại tuần qua [Tuần 2 tháng 10]: G20 quan ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu​

by J. L
  • Kinh tế Mỹ trên đà “hạ cánh mềm”
  • Tình hình tại Israel làm tê liệt một loạt lĩnh vực kinh tế
  • Nobel Kinh tế 2023 vinh danh Giáo sư Claudia Goldin
  • EU dự định điều tra chống trợ cấp với các nhà sản xuất thép Trung Quốc
  • Trung Quốc đặt mục tiêu tăng hơn 50% năng lực điện toán
  • Xung đột tại Trung Đông có thể gây thêm rủi ro cho triển vọng kinh tế toàn cầu
  • AI tạo sinh là ưu tiên đầu tư hàng đầu của các CEO
  • Nhiều nước nghèo có thể phải giảm 220 tỷ USD ngân sách do khủng hoảng nợ
  • Kinh tế Canada dự báo sẽ tăng trưởng trở lại vào năm tới
  • Nga nằm trong top 3 thế giới về khai thác nguyên liệu thô

Nhìn lại tuần qua [Tuần 2 tháng 10]: G20 quan ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu​

Ngày 13/10, khép lại hội nghị kéo dài 2 ngày tại Morocco, các quan chức tài chính của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) nhấn mạnh triển vọng kinh tế toàn cầu ngày càng không đồng đều và không ổn định, đồng thời thừa nhận các vấn đề về an ninh và địa chính trị có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước G20 đã ra tuyên bố chung, bày tỏ quan ngại sâu sắc về những khó khăn của người dân cũng như tác động nghiêm trọng của các cuộc chiến tranh và xung đột.

Tâm điểm thị trường: Các nước cần duy trì luật pháp quốc tế, bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

Đây là lần đầu tiên trong 7 cuộc họp qua các quan chức tài chính của G20 có thể đưa ra tuyên bố chung, sau khi sự chia rẽ sâu sắc đã khiến các cuộc họp trước đó không thể đi đến đồng thuận.

Tuyên bố của G20 nhận định nền kinh tế toàn cầu đã cho thấy sức đề kháng trước những cú sốc gần đây. Tuy nhiên, triển vọng vẫn ảm đạm, không đồng đều và ngày càng có nhiều chênh lệch.

Theo các Bộ trưởng Tài chính G20, kinh tế thế giới có nguy cơ suy giảm do căng thẳng địa kinh tế, thời tiết cực đoan, thiên tai và chính sách thắt chặt tiền tệ. G20 nhấn mạnh sự cần thiết phải căn chỉnh các chính sách tài chính, tài khoá, tiền tệ và cơ cấu hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng, giảm bất bình đẳng và duy trì ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô.

Cuộc họp G20 diễn ra trong bối cảnh ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn đang nâng lãi suất mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát, và nhiều nước thành viên đang chịu tác động từ sự gia tăng của giá nhiên liệu và nguyên vật liệu thô do tình hình căng thẳng địa chính trị tại Ukraine.

Ngoài ra, sự suy yếu kinh tế tại Trung Quốc cũng đang phủ bóng lên triển vọng kinh tế toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán tăng trưởng sẽ giảm tốc mạnh trong năm 2023 so với năm 2022. Bên cạnh đó, xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas cũng đã thổi bùng căng thẳng ở Trung Đông, và tâm lý lo ngại về địa chính trị đã lan rộng khắp các thị trường tài chính.

Nhìn lại tuần qua [Tuần 2 tháng 10]: G20 quan ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu​

Một số tin tức thị trường tài chính quan trọng trong tuần:

Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), bà Michelle Bowman, vừa khẳng định lại quan điểm rằng lạm phát tiếp tục ở mức quá cao mặc dù đã đạt được tiến bộ “đáng kể” trong việc hạ nhiệt và Fed có thể thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa. Theo bà Bowman, Fed tiếp tục tăng lãi suất và giữ ở mức hạn chế trong một thời gian là phù hợp để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% một cách kịp thời.

Quan chức Fed bày tỏ sẵn sàng ủng hộ việc tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới nếu dữ liệu cho thấy tiến trình giảm lạm phát đã bị đình trệ hoặc quá chậm để đưa lạm phát lên 2% một cách kịp thời. Bà Bowman cho rằng các sửa đổi dữ liệu gần đây làm phức tạp thêm việc dự báo nền kinh tế sẽ phát triển như thế nào, đồng thời lưu ý rằng những thay đổi tăng trưởng việc làm trong các báo cáo trước đây của chính phủ đã góp phần củng cố quyết định của bà vào tháng trước về việc Fed thay đổi lãi suất chuẩn ở mức 5,25-5,50%.

Giới đầu tư chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde tại Hội nghị thường niên của IMF ở Maroc trong ngày 10/10, để có thêm thông tin về quan điểm của giới hoạch định chính sách ECB.

Nhìn lại tuần qua [Tuần 2 tháng 10]: G20 quan ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu​

Trước đó, trong cuộc phỏng vấn tờ La Tribune Dimanch, bà Lagarde bày tỏ tin tưởng chính sách mà ECB thực hiện sẽ đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%. Bà cũng cho rằng cần phải tránh vòng xoáy lạm phát.

Tháng 9/2023, ECB đã tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp, lên mức cao kỷ lục 4%. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách cho rằng việc duy trì lãi suất ở mức này là đủ để đạt được mục tiêu về lạm phát, dù một số quan chức ủng hộ việc tiếp tục tăng. Theo bà Lagarde, lãi suất đã đạt đến mức mà nếu được duy trì trong thời gian đủ dài có thể góp phần đưa lạm phát đạt mục tiêu sớm nhất có thể. 

Đức sẽ là nền kinh tế duy nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) không đạt được tăng trưởng trong năm 2023. IMF dự báo nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vốn bị tác động do lạm phát cao, kéo dài và sản xuất trì trệ, sẽ giảm 0,5% trong năm 2023, cao hơn so với dự báo của IMF đưa ra hồi tháng 7 là 0,3%.

Định chế tài chính có trụ sở tại Washington cho biết Đức đang phải đối mặt với nhiều trở ngại, bao gồm sự yếu kém trong các lĩnh vực nhạy cảm bị tác động bởi lãi suất cao và nhu cầu của đối tác thương mại chậm hơn.

IMF cho rằng Đức sẽ phục hồi vào năm 2024 và đạt tăng trưởng 0,9%, nhưng dự báo này vẫn ảm đạm hơn so với mức tăng 1,3% đưa ra trước đó.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 0,5% trong tháng 9, cao hơn mức dự đoán 0,3% mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong cuộc khảo sát của Reuters, nhưng thấp hơn mức tăng đã được điều chỉnh 0,7% trong tháng 8. Nguyên nhân là do giá các mặt hàng thực phẩm và năng lượng tăng, nhưng lạm phát cốt lõi trong giá sản xuất tiếp tục hạ nhiệt.

Trong 12 tháng tính đến cuối tháng 9, chỉ số PPI tăng 2,2% sau khi tăng 2% trong tháng 8. Nếu không tính các mặt hàng thực phẩm, năng lượng và dịch vụ thương mại, chỉ số PPI cốt lõi tăng 0,2% trong tháng 9, bằng mức tăng của tháng 8. So với cùng kỳ năm 2023, chỉ số PPI cốt lõi tháng 9 tăng 2,8% sau khi tăng 2,9% trong tháng 8.

Dù lạm phát cốt lõi đang hạ nhiệt, nhưng đà tăng trong giá thực phẩm và năng lượng có thể kìm hãm tiến trình này khi nó kéo giá các mặt hàng khác tăng theo, khiến người tiêu dùng dự đoán lạm phát sẽ đi lên.

Các chuyên gia ước tính chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi tăng 0,2% trong tháng 9 sau khi tăng 0,1% trong tháng 8. Mức tăng này sẽ khiến chỉ số PCE cốt lõi tăng 3,7% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng ương ứng 3,9% trong tháng 8.

Ngày 13/10, Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) đã công bố số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại nước này ổn định trong tháng 9/2023, trong khi giá của nhà sản xuất giảm với tốc độ chậm hơn, cho thấy sức ép giảm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn tiếp tục.

Chỉ số CPI tháng 9 không thay đổi so với cùng kỳ năm 2023, trong khi được dự báo tăng 0,2% theo khảo sát của Reuters. CPI tăng 0,1% trong tháng 8/2023. Chỉ số PPI giảm 2,5%, mức giảm chậm nhất kể từ tháng 3/2023. Các nhà kinh tế dự báo mức giảm 2,4%. 

Nhìn lại tuần qua [Tuần 2 tháng 10]: G20 quan ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu​

CPI trong tháng 7 giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2023, sau khi đi ngang trong tháng 6, đánh dấu Trung Quốc chính thức rơi vào giảm phát sau hơn 2 năm. PPI cũng giảm 4,4%, tháng giảm thứ 10 liên tiếp.

Nền kinh tế Trung Quốc đang có những dấu hiệu ổn định, dù vẫn có những lo ngại về động lực phục hồi. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của lĩnh vực chế tạo tăng từ 49,7 trong tháng 8 lên 50,2 trong tháng 9, vượt ngưỡng 50 phân biệt giữa sự thu hẹp và tăng trưởng của hoạt động sản xuất. PMI lĩnh vực phi chế tạo cũng tăng lên 51,7 so với mức 51 của tháng 8. PMI tổng hợp (bao gồm cả hoạt động chế tạo và phi chế tạo) tăng từ mức 51,3 lên 52,0 trong tháng 9.

Báo cáo PMI này bổ sung thêm các dấu hiệu ổn định của nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã phục hồi chậm lại sau đợt bùng nổ tăng trưởng hồi đầu năm, khi nước này dỡ bỏ các chính sách kiểm soát dịch COVID-19 nghiêm ngặt.

0 0 votes
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
cũ nhất
mới nhất vote nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us

DMCA.com Protection Status