Tổng hợp tin tức cho ngày 24/05 hãy cùng Giaodichtaichinh.com cập nhật nhanh những thông tin nổi bật trên thị trường chứng khoán, vàng và tiền tệ quốc tế ngày hôm nay. Những sự kiện đáng chú ý nào sẽ được nhắc đến trong ngày giao dịch?
Nội dung bài viết
Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính
Các chỉ số sau phiên 23/05
Chỉ số quan trọng | Điểm | Thay đổi so với phiên trước | Thay đổi trong 5 ngày | Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) | 5.267,84 | -0,74% | -0,55% | +4,35% |
NASDAQ (Mỹ) | 16.736,03 | -0,39% | +0,23% | +7,20% |
DOW JONES (Mỹ) | 39.065,26 | -1,53% | -2,02% | +2,57% |
DAX (Đức) | 18.691,32 | +0,06% | -0,25% | +4,32% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) | 39.103,22 | +1,26% | +0,47% | +3,92% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) | 3.116,39 | -1,33% | -0,19% | +2,08% |
HANG SENG (Hong Kong) | 18.868,71 | -1,70% | -2,62% | +9,17% |
5 cổ phiếu biến động mạnh nhất tại thị trường chứng khoán Mỹ sau phiên 23/05
Cổ phiếu | Thay đổi | Giá hiện tại |
NVIDIA Corporation (NVDA) | +9,32% | 1.037,99 USD |
The Boeing Company (BA) | -7,55% | 172,21 USD |
Intel Corporation (INTC) | -4,26% | 30,08 USD |
Tesla, Inc. (TSLA) | -3,54% | 173,74 USD |
Advanced Micro Devices, Inc. (AMD) | -3,08% | 160,43 USD |
Các sự kiện đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày 24/05
- Các số liệu vừa công bố cho thấy, lạm phát tại Nhật Bản trong tháng 4 đã hạ nhiệt tháng thứ hai liên tiếp, nhưng vẫn ở trên mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Kết quả này sẽ giảm bớt áp lực lên người tiêu dùng Nhật Bản, nhưng đồng thời cũng có thể khiến BOJ trì hoãn việc tăng lãi suất.
- Cụ thể, tỷ lệ lạm phát tại Nhật Bản trong tháng 4 tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 2,7% của tháng 3, nhưng vẫn cao hơn mức dự báo 2,3%. Tỷ lệ lạm phát cốt lõi (đã loại bỏ giá thực phẩm tươi sống) đạt mức tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái như dự báo và hạ nhiệt so với mức 2,6% trong tháng 3.
- Doanh số bán lẻ tại Vương quốc Anh trong tháng 4 được dự báo ghi nhận mức giảm theo tháng là 0,4%, sau khi không thay đổi trong tháng 3. Hoạt động của ngành bán lẻ Anh đang chịu nhiều sức ép trong bối cảnh người tiêu dùng có tâm lý chi tiêu thận trọng hơn, và lạm phát dù hạ nhiệt nhưng vẫn cao hơn mức mục tiêu 2%.
- Báo cáo điều chỉnh lần cuối dự kiến sẽ cho thấy kinh tế Đức trong quý I/2024 ghi nhận mức tăng trưởng GDP hàng quý là 0,2%. Đây là sự cải thiện đáng kể sau mức giảm 0,3% trong quý IV/2023. Sự phục hồi này sẽ giúp nền kinh tế lớn nhất châu Âu tránh được việc tiếp tục rơi vào suy thoái, với hai quý tăng trưởng âm liên tiếp.
- Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ theo khảo sát của Đại học Michigan (báo cáo được điều chỉnh lần cuối) dự kiến giảm từ mức 77,2 trong tháng 4 xuống 67,5 trong tháng 5. Việc niềm tin người tiêu dùng sụt giảm mạnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu tiêu dùng – động lực quan trọng đóng góp tới 2/3 GDP của kinh tế Mỹ.
- Số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền tại Mỹ trong tháng 4 được dự báo ghi nhận mức giảm theo tháng là 0,8%, sau khi đã tăng 2,6% trong tháng 3. Điều này cho thấy ngành sản xuất tại Mỹ hiện vẫn đang phải đối mặt với sức ép lớn từ nhu cầu yếu.
- Các doanh nghiệp Mỹ công bố báo cáo tài chính trong ngày 24/5: Booz Allen Hamilton (BAH)
Dự báo triển vọng giá kim loại – tiền tệ cho ngày 24/05
Vàng: Giá vàng đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.330,61 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức R1 (2.331,50) và R2 (2.333,17). Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.330,61 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức S1 (2.328,94) và S2 (2.328,05).
Vùng hỗ trợ S1: 2.328,94
Vùng kháng cự R1: 2.331,50
Cặp GBP/USD: Cặp tiền tệ GBP/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,26913 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh các mức R1 (1,26936) và R2 (1,26951). Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,26913 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức S1 (1,26898) và S2 (1,26875).
Vùng hỗ trợ S1: 1,26898
Vùng cản R1: 1,26936
Cặp EUR/USD: Cặp tiền tệ EUR/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,08094, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh các mức R1 (1,08113) và R2 (1,08131). Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,08094 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức S1 (1,08076) và S2 (1,08057).
Vùng hỗ trợ S1: 1,08076
Vùng cản R1: 1,08113
Cặp USD/JPY: Cặp tiền tệ USD/JPY đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 156,987, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức R1 (157,053) và R2 (157,088). Ngược lại nếu tỷ giá ở dưới mức 156,987, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức S1 (156,952) và S2 (156,886).
Vùng hỗ trợ S1: 156,952
Vùng cản R1: 157,053
Cặp USD/CAD: Cặp tiền tệ USD/CAD đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,37343 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh các mức R1 (1,37364) và R2 (1,37390). Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,37343 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức S1 (1,37317) và S2 (1,37296).
Vùng hỗ trợ S1: 1,37317
Vùng cản R1: 1,37364
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán