Tổng hợp tin tức cho tuần từ 22/07 – 26/07 hãy cùng Giaodichtaichinh.com cập nhật nhanh những thông tin nổi bật trên thị trường quốc tế tuần này. Những sự kiện đáng chú ý nào sẽ được nhắc đến trong tuần giao dịch mới?

Tin tổng hợp tuần 22/07 – 26/07: Thị trường chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ và PMI Eurozone
Nội dung bài viết
1. Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính
Các chỉ số sau phiên 19/07
Chỉ số quan trọng | Điểm | Thay đổi so với phiên trước | Thay đổi trong 5 ngày | Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) | 5.505,00 | -0,71% | -1,97% | +0,74% |
NASDAQ (Mỹ) | 17.726,94 | -0,81% | -3,65% | +0,21% |
DOW JONES (Mỹ) | 40.287,53 | -0,93% | +0,72% | +2,90% |
DAX (Đức) | 18.171,93 | -1,00% | -3,07% | +0,05% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) | 40.063,79 | -0,16% | -2,74% | +3,80% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) | 2.982,31 | +0,17% | +0,37% | -0,53% |
HANG SENG (Hong Kong) | 17.417,68 | -2,03% | -4,79% | -3,39% |
5 cổ phiếu biến động mạnh nhất tại thị trường chứng khoán Mỹ sau phiên 19/07
Cổ phiếu | Thay đổi | Giá hiện tại |
Starbucks Corporation (SBUX) | +6,85% | 79,27 USD |
Intel Corporation (INTC) | -5,42% | 32,98 USD |
Kohl’s Corporation (KSS) | -4,37% | 21,03 USD |
Tesla, Inc. (TSLA) | -4,02% | 239,20 USD |
Ford Motor Company (F) | -3,92% | 13,98 USD |
2. Các sự kiện đáng chú ý trong tuần giao dịch từ 22/07 – 26/07
- Dữ liệu Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), được công bố vào thứ Tư sẽ nhận được nhiều sự chú ý. Giới đầu tư sẽ muốn tìm hiểu xem sức mạnh của lĩnh vực dịch vụ – yếu tố đã khiến áp lực giá cả tăng cao một cách dai dẳng, có tiếp tục được duy trì.
- Các dữ liệu PMI có thể ảnh hưởng đáng kể đến lộ trình lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Hồi tuần trước, ECB đã giữ lãi suất ở mức 3,75% như dự kiến và từ chối đưa ra hướng dẫn về lộ trình lãi suất trong tương lai. Các quan chức ECB chỉ cho biết, tất cả sẽ “phụ thuộc vào dữ liệu”.
- Một loạt các ngân hàng lớn tại châu Âu như Deutsche Bank (NYSE:DB) (Đức), Lloyds Banking Group (LON:LLOY) (Anh), BNP Paribas (OTC:BNPQY) (Pháp), Banco Santander (BME:SAN) (Tây Ban Nha) và UniCredit (ETR:CRIG) (Ý) sẽ lần lượt công bố báo cáo tài chính trong ngày thứ Tư.
- Các nhà đầu tư sẽ chờ đợi thông tin về triển vọng kinh doanh của các ngân hàng sau khi ECB đã ra tín hiệu cắt giảm lãi suất nhiều hơn nữa và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) chuẩn bị nới lỏng chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó là áp lực từ tình trạng bất ổn chính trị ngày càng gia tăng tại châu Âu.
- Tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần giao dịch mới sẽ là báo cáo Chỉ số Giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), được công bố vào thứ Sáu. Báo cáo sẽ cung cấp dữ liệu kinh tế quan trọng cuối cùng trước khi FED nhóm họp vào cuối tháng 7.
- Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng FED sẽ đợi đến cuộc họp tháng 9, tuy nhiên, một số người lại cho rằng FED nên tiến hành cắt giảm lãi suất vào tháng 7. Sẽ không có bất kỳ hướng dẫn nào từ các quan chức FED trong tuần này vì họ đang trong giai đoạn không bình luận trước công chúng trước khi diễn ra cuộc họp vào tuần sau.
- Các nhà đầu tư cũng sẽ chờ đợi số liệu GDP quý II của Mỹ công bố vào thứ Năm. Các dữ liệu kinh tế khác được công bố trong tuần này bao gồm thông tin cập nhật trong tháng 6 về doanh số bán nhà mới và nhà hiện có, cùng với tâm lý người tiêu dùng, hàng tồn kho bán lẻ và bán buôn cũng như báo cáo thương mại quốc tế.
- Một số doanh nghiệp Mỹ đáng chú ý sẽ công bố báo cáo tài chính trong tuần này bao gồm: SAP (SAP), Verizon Communications (VZ), Ryanair Holdings (RYAAY), Truist Financial (TFC), Alphabet (GOOG), Tesla (TSLA), Visa (V), Coca-Cola (KO), GE Aerospace (GE), Comcast (CMCSA), United Parcel Service (UPS), Thermo Fisher Scientific (TMO), IBM (IBM), ServiceNow (NOW), AT&T (T), AbbVie (ABBV), AstraZeneca (AZN), Union Pacific Corp (UNP), Unilever (UL), Honeywell International (HON), Bristol Myers Squibb (BMY), Colgate-Palmolive (CL), 3M (MMM).
3. Dự báo triển vọng giá kim loại – tiền tệ cho ngày 22/07
Vàng: Giá vàng đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.408,01 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức R1 (2.409,82) và R2 (2.410,85). Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.408,01 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức S1 (2.406,98) và S2 (2.405,17).
Vùng hỗ trợ S1: 2.406,98
Vùng kháng cự R1: 2.409,82
Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,29227 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức R1 (1,29250) và R2 (1,29271). Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,29227 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức S1 (1,29206) và S2 (1,29183).
Vùng hỗ trợ S1: 1,29206
Vùng cản R1: 1,29250
Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,08926, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức R1 (1,08938) và R2 (1,08947). Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,08926 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức S1 (1,08917) và S2 (1,08905).
Vùng hỗ trợ S1: 1,08917
Vùng cản R1: 1,08938
Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 157,521, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức R1 (157,551) và R2 (157,583). Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 157,521, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức S1 (157,489) và S2 (157,459).
Vùng hỗ trợ S1: 157,489
Vùng cản R1: 157,551
Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,37255 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức R1 (1,37284) và R2 (1,37301). Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,37255, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức S1 (1,37238) và S2 (1,37209).
Vùng hỗ trợ S1: 1,37238
Vùng cản R1: 1,37284
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán