Một báo cáo GDP không quá nóng của Anh đã khiến các nhà đầu tư bán ra đồng GBP.
Liệu GBP/USD có tìm được sự hỗ trợ trong các phiên giao dịch tiếp theo hay không?
Sau đây là những tin tức đã tác động đáng kể đến thị trường trong phiên giao dịch vừa qua:
Nội dung bài viết
Tin tức và dữ liệu kinh tế mới nhất:
Chỉ số giá sản xuất tháng 9 của Mỹ đạt mức tăng theo tháng 0,5% (mức dự báo 0,4%; mức tháng 8 0,7%); Chỉ số PPI cốt lõi tăng 0,3% (mức dự báo và tháng 8 là 0,2%).
Theo biên bản họp FOMC, việc tăng lãi suất sẽ được tiến hành cẩn thận, và có những rủi ro từ việc thắt chặt quá nhẹ hoặc quá nặng.
Theo, thành viên FOMC Christopher Waller, “thị trường tài chính đang thắt chặt và điều này sẽ hỗ trợ phần nào đó cho chúng tôi.”
Lạm phát giá thực phẩm tháng 9 New Zealand giảm theo tháng 0,4% và tăng theo năm 8,0% – mức chậm nhất từ tháng 7/2022.
Cán cân giá nhà RICS của Anh đo lường sự khác biệt theo tỷ lệ phần trăm giữa người khảo sát nhận thấy giá nhà tăng và giảm đã giảm xuống -69 trong tháng 9, so với mức -68 trong tháng 8.
Số đơn hàng máy móc cốt lõi tháng 8 của Nhật Bản giảm tháng thứ hai với mức -0,5% (dự báo tăng 0,7%, mức tháng 7 là -1,1%).
Tin tức hành động giá
Đây là một ngày nhiều biến động đối với hầu hết các loại tiền tệ chủ chốt, khi giới đầu tư chờ đợi Mỹ công bố số liệu CPI.
Tuy nhiên, đồng dollar New Zealand đã giảm so với các đồng tiền khác, bất chấp các cuộc đàm phán về việc quỹ tài sản có chủ quyền của Trung Quốc mua cổ phiếu các ngân hàng lớn nhất nước này, qua đó khiến tâm lý chấp nhận rủi ro suy giảm trong các phiên gần đây.
Đây là một cuộc chiến khá quyết liệt, nhưng NZD đang có ngày tồi tệ nhất so với CHF, CAD và JPY, và giảm không quá mạnh so với các tài sản rủi ro khác như AUD và GBP.
Các động lực tiềm năng trên lịch kinh tế hôm nay (12/10):
Chỉ số CPI của Mỹ (12:30 GMT)
Số đơn trợ cấp thất nghiệp Mỹ (12:30 GMT)
Báo cáo tồn kho dầu thô Mỹ (15:00 GMT)
Chỉ số sản xuất BusinessNZ của New Zealand (21:30 GMT)
Chỉ số CPI Trung Quốc (01:30 GMT)
GBP/USD: 15 phút
Vương quốc Anh đã đạt mức tăng GDP hàng tháng 0,2% trong tháng 8 như dự kiến.
Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp và sản xuất không đạt kỳ vọng của thị trường và làm dấy lên lo ngại về việc mức lãi suất cao của BOE có thể làm chệch hướng quá trình phục hồi kinh tế của Vương quốc Anh.
GBP/USD đã tìm thấy ngưỡng kháng cự ở mức 1,2330 lần thứ hai trong tuần và đang giao dịch gần hơn với mức tâm lý 1,2300.
Như bạn có thể thấy, mức 1,2300 tương ứng với mức hỗ trợ của đường xu hướng có giá trị trong nhiều ngày và nằm ngay trên đường SMA 200 của khung thời gian 15 phút.
GBP/USD liệu có thể duy trì xu hướng tăng giá trong phần còn lại của tuần không?
Hay chúng ta đang xem xét một sự đột phá xuống phía dưới đang dần hình thành?
Mỹ sẽ công bố báo cáo lạm phát vào cuối ngày hôm nay và có tin đồn rằng chúng ta có thể thấy giá tiêu dùng thấp hơn một chút.
Nếu báo cáo được theo dõi chặt chẽ nhắc nhở các nhà giao dịch rằng FED vẫn là một trong những ngân hàng trung ương lớn có quan điểm diều hâu nhất, USD có thể lấy lại đà tăng và kéo GBP/USD về mức S1 (1,2270).
Nhưng nếu các số liệu ngày hôm nay khuyến khích tâm lý chấp nhận rủi ro trên thị trường thì GBP/USD có thể thực hiện một nỗ lực khác về mức kháng cự 1,2330 trong tuần.
Bạn nghĩ sao? Liệu GBP/USD sẽ đi theo hướng nào?
Thanh Hiệp-Theo babypips