Tổng hợp tin tức cho tuần từ 04/12 – 08/12 hãy cùng Giaodichtaichinh.com cập nhật nhanh những thông tin nổi bật trên thị trường quốc tế tuần này. Những sự kiện đáng chú ý nào sẽ được nhắc đến trong tuần giao dịch mới?

Bản tin tổng hợp tuần 04/12 – 08/12/2023: Thị trường chờ đợi số liệu việc làm Mỹ
Nội dung bài viết
Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính
Các chỉ số sau phiên 01/12
Chỉ số quan trọng | Điểm | Thay đổi so với phiên trước | Thay đổi trong 5 ngày | Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) | 4.594,63 | +0,59% | +0,77% | +5,42% |
NASDAQ (Mỹ) | 14.305,03 | +0,55% | +0,38% | +6,13% |
DOW JONES (Mỹ) | 36.245,50 | +0,82% | +2,42% | +6,41% |
DAX (Đức) | 16.397,52 | +1,12% | +2,30% | +7,95% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) | 33.431,51 | -0,17% | -0,58% | +4,64% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) | 3.031,64 | +0,06% | -0,31% | +0,03% |
HANG SENG (Hong Kong) | 16.830,30 | -1,25% | -4,15% | -4,72% |
5 cổ phiếu biến động mạnh nhất tại Phố Wall sau phiên 01/12
Cổ phiếu | Thay đổi | Giá hiện tại |
Macy’s, Inc. (M) | +8,01% | 17,13 USD |
Pfizer Inc. (PFE) | -5,12% | 28,91 USD |
Best Buy Co., Inc. (BBY) | +3,50% | 73,42 USD |
Kohl’s Corporation (KSS) | +3,37% | 24,24 USD |
NIKE, Inc. (NKE) | +3,26% | 113,48 USD |
Các sự kiện đáng chú ý trong tuần giao dịch từ 04/12 – 08/12/2023
- Tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần này sẽ báo cáo bảng lương phi nông nghiệp (NFP) của Mỹ. Các chuyên gia dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ ghi nhận thêm 180 nghìn việc làm mới trong tháng 11, tăng đáng kể so với con số 150 nghìn việc làm trong tháng 10.
- Các số liệu việc làm mạnh hơn dự kiến sẽ cho thấy thị trường lao động vẫn đang rất nóng, và ảnh hưởng đến khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm cắt giảm lãi suất. Ngược lại, các kết quả yếu có thể làm gia tăng lo ngại nền kinh tế đang hạ nhiệt nhanh, ảnh hưởng đến tâm lý rủi ro của nhà đầu tư.
- Một số dữ liệu việc làm đáng chú ý khác cũng sẽ được công bố trong tuần này, bao gồm báo cáo cơ hội việc làm tháng 11 và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần. Các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát các diễn biến này, để tìm kiếm thông tin về sức khỏe thị trường lao động Mỹ.
- Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) được dự báo sẽ giữ nguyên lãi suất trong ngày thứ Ba, sau khi vừa bất ngờ tiến hành tăng lãi suất thêm 0,25 điểm % hồi tháng trước. Mặc dù lạm phát tại Australia đang hạ nhiệt, giới đầu tư vẫn cảnh giác trước khả năng RBA có động thái diều hâu, khi giá cả vẫn ở mức cao.
- Một ngân hàng trung ương khác là Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất lần thứ ba liên tiếp trong cuộc họp vào thứ Tư. BOC hiện đang phải đối mặt với áp lực sau khi các dữ liệu mới công bố cho thấy, kinh tế nước này đã suy yếu đáng kể trong quý III.
- Tại Nhật Bản, sự chú ý sẽ tập trung vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Tokyo, khi giới đầu tư chờ đợi các manh mối về thời điểm Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) chấm dứt chương trình tiền tệ siêu nới lỏng. Các dữ liệu GDP và tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản cũng sẽ nhận được nhiều sự quan tâm.
- Tại châu Âu, giới đầu tư sẽ chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde vào thứ Hai, để tìm kiếm thông tin về lộ trình chính sách của ECB. Các dữ liệu sản xuất công nghiệp của Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Italy cũng sẽ nhận được nhiều sự chú ý.
- Các ngân hàng trung ương như FED và ECB sẽ có giai đoạn tạm dừng cập nhật thông tin trước thềm các cuộc họp chính sách sẽ diễn ra trong tháng này.
- Một số công ty đáng chú ý sẽ công bố báo cáo tài chính trong tuần này bao gồm GitLab (GTLB), Science Applications (SAIC), GameStop (GME), Broadcom (AVGO), Lululemon (LULU), AutoZone (AZO).
Dự báo triển vọng giá kim loại – tiền tệ cho ngày 04/12
Vàng: Giá vàng đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.060,09 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời ở R1 (2.086,23) và R2 (2.101,57). Ngược lại, nếu vàng giảm xuống ở dưới mức 2.060,09 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở S1 (2.044,75) và S2 (2.018,61).
Vùng hỗ trợ S1: 2.044,75
Vùng kháng cự R1: 2.086,23
Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2680 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức R1 (1,2746) và R2 (1,2782). Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,2680 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở S1 (1,2643) và S2 (1,2577).
Vùng hỗ trợ S1: 1,2643
Vùng cản R1: 1,2746
Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0874, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức R1 (1,0919) và R2 (1,0958). Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,0874 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở S1 (1,0835) và S2 (1,0790).
Vùng hỗ trợ S1: 1,0835
Vùng cản R1: 1,0919
Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng giảm mạnh trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 147,30, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở R1 (147,93) và R2 (148,98). Ngược lại nếu tỷ giá ở dưới mức 147,30, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh mức S1 (146,24) và S2 (145,61).
Vùng hỗ trợ S1: 146,24
Vùng cản R1: 147,93
Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm mạnh trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3520 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức R1 (1,3552) và R2 (1,3607). Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,3520, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở S1 (1,3464) và S2 (1,3432).
Vùng hỗ trợ S1: 1,3464
Vùng cản R1: 1,3552
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán