Home Tin tức Nhận định thị trường Bất động sản năm 2023

Nhận định thị trường Bất động sản năm 2023

Còn nhớ, ngay sau thời điểm Tết Nguyên đán, thị trường BĐS lên cơn sốt cục bộ ở các địa phương. Đây là thời điểm hoạt động đầu tư sôi nổi, giá đất biến động tăng liên tục. Liệu câu chuyện này có lặp lại trong đầu năm 2023?

Nhìn lại thị trường BDS năm 2022

Sau thời điểm tăng nóng ở một số khu vực vào thời điểm nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản bắt đầu chững lại và sụt giảm mạnh giao dịch. Thị trường bất động sản đang khó khăn nên một số doanh nghiệp bất động sản phải thực hiện các giải pháp “tự cứu mình” để tồn tại trước và chờ cơ hội đầu tư kinh doanh mới.

Trong bối cảnh đó, nhằm lành mạnh hóa thị trường bất động sản, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều giải pháp ngắn, trung và dài hạn. Những giải pháp này không chỉ góp phần “phá băng” thị trường bất động sản, giúp bất động sản thanh khoản trở lại, gỡ khó cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, mà còn hạn chế rủi ro cho nền kinh tế, giúp người lao động có cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội dễ dàng hơn trong thời gian tới.

Đầu năm 2021, thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng vẫn đón nhận hàng loạt cơn sốt đất trên diện rộng. Số lượng các nhà đầu tư bất động sản tham gia thị trường tăng cao chưa từng có. Nguồn cung căn hộ mới tiếp tục giảm xuống còn hơn 50.000 sản phẩm.

Trong khi nguồn cung giảm mạnh thì giá bất động sản lại bị đẩy quá cao. Áp lực tăng giá đầu vào như vật liệu xây dựng, thiết bị, máy móc, nhân công, giá đất, chi phí vốn… và lạm phát tăng cao đã gây áp lực lên giá thành bất động sản.

Sức cầu hạn chế của thị trường bất động sản 2023

Nguồn cung mới của phân khúc căn hộ so với cùng kỳ năm 2021 ghi nhận tăng 78%. Trong khi đó, nguồn cung mới của phân khúc shophouse/nhà phố nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng lũy kế 5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái tăng lần lượt 170% và 25%.

Nguồn cung mới tuy tăng nhưng không được phân bổ đồng đều. Hầu như chỉ tập trung ở những giai đoạn kế tiếp của một vài dự án quy mô lớn. Trước áp lực từ việc chi phí đầu vào leo thang, mặt bằng giá bán sơ cấp được đẩy lên cao trong khi giá cũng như thanh khoản thứ cấp không có nhiều biến động.

Đòn bẩy vay ngân hàng và trái phiếu vốn là hai kênh huy động cấp vốn chính cho các CĐT cũng như dự án bất động sản. Trong giai đoạn khi hai kênh này bị siết chặt lại, một số diễn biến thị trường bất động sản 2023 được dự đoán như sau:

  • Nguồn cung mới đưa ra thị trường suy giảm bởi tác động gián tiếp
  • Người mua bị hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay ảnh hưởng cầu thị trường
  • Giá bán bị đẩy lên cao do CĐT phải chi trả nhiều để tiếp cận nhiều nguồn vốn vay
  • Thiếu tính đa dạng sản phẩm bởi hầu hết các dự án hiện nay đều được định vị phân khúc cao cấp và bán ở mức giá cao

Theo một số chuyên gia, sang đầu năm 2023 đất nền vẫn bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, với một quốc gia có sự tăng trưởng bền vững và kiểm soát tốt về tăng trưởng kinh tế như Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, khả năng giữa hoặc cuối năm 2023 thị trường đất nền sẽ khởi sắc hơn. Lý do là phân khúc này luôn hấp dẫn vì có biên độ lợi nhuận cao nhất, chiều lòng được đa số nhà đầu tư.

0 0 votes
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us