Số liệu giữa tháng 2 cho thấy hầu hết các loại tiền tệ châu Á đã giảm vào thứ Ba, trong khi đồng đô la tăng so với rổ tiền tệ khi thị trường chờ đợi thêm tín hiệu về chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ từ biên bản cuộc họp tháng 2 của Cục Dự trữ Liên bang và nhiều dữ liệu lạm phát hơn. Hãy cùng giaodichtaichinh nhận định thị trường sắp tới và dự đoán các cơ hội đầu tư trong tháng 2 nhé.
Biến động thị trường
Đầu tháng 2 chúng ta đã thấy chỉ số DXY của Mỹ có sự hồi phục nhẹ về vùng 104.6 sau nhiều tuần suy giảm, có lúc chạm mức thấp nhất 100.8. Hiện tại DXY đang giao động quanh vùng 104 và có dấu hiệu tích luỹ để tiếp tục tăng trưởng trở lại. Việc DXY hồi phục trở lại đồng nghĩa sức mạnh đồng Đô la mỹ sẽ tiếp tục hồi phục và thống trị thị trường tiền tệ.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã có pha điều chỉnh nhẹ, DJI giảm nhẹ 786 điểm (2.82%) sau khi trụ vững mốc hỗ trợ 32644 hồi phục lên mốc 33682.
Vàng nhiều biến động theo như phân tích trước sẽ tiến về vùng 1870. Sau phân tích Vàng sẽ rơi tiếp về vùng 1830, giá đã rơi mạnh hơn phân tích và rơi về vùng 1820. Hiện tại đà giảm có vẻ đã suy yếu và đang có dấu hiệu hồi phục trở lại.
Dầu WTI chốt tuần giảm nhẹ 5.09% quanh mốc 77.4 USD/thùng, mức biến động ít thay đổi do nguồn cung tại Mỹ tăng và dự báo lãi suất tăng nhiều hơn đã làm giảm bớt sự lạc quan về việc phục hồi nhu cầu của Trung Quốc. Các nhà phân tích dự đoán nhập khẩu của Trung Quốc sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2023 do nhu cầu về nhiên liệu vận chuyển tăng và khi các nhà máy lọc dầu mới đi vào hoạt động.
Phân tích kỹ thuật
Chỉ số DXY
Ở bài phân tích lần trước, DXY đã hồi phục trở lại 104.6 và đang giao động quanh vùng 104. Trên khung tuần, chỉ báo MACD sau khi liên tục gia tăng đã tạo thành đỉnh thứ 1 và vẫn tiếp tục tạo hồi phục, nến doji đã rút chân lên sau lực bán mạnh từ đỉnh đi kèm khối lượng giao dịch tăng dần, DXY đang có xu hướng điều chỉnh về vùng EMA34 tại mốc 105.7.
Trên khung D1, có thể thấy chỉ báo MACD đã thành công việc tạo đà hồi phục ngắn hạn để giúp DXY có thể quay lại mốc 105.7. Hiện tại giá đã phá kháng cự ngắn vùng 104 và đang tích luỹ đi lên. Dự kiến các tuần tiếp theo giá có thể tiếp tục đi ngang tích luỹ và tăng nhẹ lên vùng 105.7 trước khi có dấu hiệu bán xuống.
Tham khảo tín hiệu giao dịch cho DXY:
Canh mua tại: 103.8-104
Chốt lời: 105.7
Cắt lỗ: 103.2
Vàng (XAU USD)
Vàng lại tiếp tục điều chỉnh mạnh kể từ mốc 1870 rơi về 1820 do thị trường vẫn tiếp tục kỳ vọng FED tăng lãi suất.
Trên khung tuần, có thể thấy chỉ báo MACD vượt qua EMA thành công đang có dấu hiệu phân kỳ, với áp lực bán mạnh mẽ Vàng rơi mạnh về EMA34 và đang có dấu hiệu rơi nhanh về vùng 1800.
Trên khung ngày D1, chỉ báo MACD đảo chiều và khẳng định sẽ có nhịp giảm tiếp theo và có thể tiến tới 1800 trước khi có nhịp điều chỉnh, khuyến nghị các nhà đầu tư nên mở vị thế bán ở hiện tại khi mà lượng bán đang tăng cao kèm giá liên tục giảm.
Tham khảo tín hiệu giao dịch cho Vàng:
Canh bán tại: 1850-1870
Chốt lời: 1800-1780
Cắt lỗ: 1907
AUD/USD
Tỷ giá AUD/USD đã giảm 0,2% trong bối cảnh không chắc chắn về cuộc họp của ngân hàng trung ương vào thứ Tư. Ngân hàng dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản nhằm kiềm chế lạm phát.
Trên khung ngày D1, sau khi hồi phục bất thành lên vùng 0.692 đã bị bán xuống mạnh mẽ, chỉ báo MACD đang cố gắng hội tụ để giá có thể hồi phục nhưng có lẽ vẫn chưa thành công. Tuy nhiên vùng giá hiện tại không thích hợp để tiếp tục bán xuống mà có lẽ thích hợp hơn cho vị thế mua vào.
Tham khảo tín hiệu giao dịch cho AUD/USD:
Canh mua tại: 0.685
Chốt lời: 0.69-0.695
Cắt lỗ: 0.678.
USD/JPY
Tỷ giá USD/JPY đã giảm 0,1% do dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất tại địa phương đã giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng Hai. Nhưng điều này đã được bù đắp bằng một bước nhảy lớn hơn mong đợi trong hoạt động của ngành dịch vụ.
Trên khung ngày, chỉ báo MACD đang liên tục đi lên chưa có dấu hiệu phân kỳ, tuy nhiên giá đã đóng nến vùng giao dịch tại kháng cự 134,6 phe mua đang có dấu hiệu suy yếu trước vùng này, bằng chứng là khối lượng giao dịch các vùng giá hiện tại liên tục đi xuống và thấp hơn phe bán khá nhiều thể hiện sức mạnh mua vào mạnh mẽ của JPY.
Tham khảo tín hiệu giao dịch cho USD/JPY:
Canh bán tại: 134.6-134.8
Chốt lời: 132.8-131.8
Cắt lỗ: 135.4
EUR/USD
Tỷ giá EUR/USD đã giảm 0,1% xuống 1,0667, trước khi công bố dữ liệu PMI sơ bộ cho toàn bộ Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Khu vực này đã ghi nhận mức tăng trưởng bất ngờ trong quý IV, vì các nhà giao dịch sẽ tìm hiểu xem liệu đà phục hồi kinh tế này có tiếp tục ngay cả khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu tăng lãi suất hay không.
MACD khung ngày D1 đang hội tụ và liên tục tạo đáy sau khi liên tục tạo nhiều đỉnh và khối lượng giao dịch bán đang tăng dần, vùng giá có vẻ tiệm cận mốc 1.057. Nếu như giá chạm vùng này thì có thể có nhịp hồi nhẹ trở lại, đây không phải vị thế tốt để tiếp tục bán xuống.
Tham khảo tín hiệu giao dịch cho EUR/USD:
Canh mua tại: 1.055-1.057
Chốt lời: 1.072-1.08
Cắt lỗ: 1.051
GBP/USD
Tỷ giá GBP/USD đã giảm 0,2% xuống mức 1,2016, với đồng bảng Anh gặp khó khăn ngay cả sau khi Vương quốc Anh ghi nhận khoản thặng dư ngân sách bất ngờ là 5,42 tỷ bảng Anh vào tháng 1, tháng mà hàng triệu người Anh nộp biên lai thuế thu nhập.
Trên khung ngày D1, MACD đang có xu hướng hội tụ và đi kèm cây nến doji mua lên mạnh mẽ kéo ngược đà giảm của GBP. Có vẻ như đà tăng này sẽ tiếp tục diễn ra khi mà khối lượng mua vào liên tục tăng lên, phe bán đã thất thế, tác động này có thể khiến GBP quay lại mốc 1.225 và 1.24
Tham khảo tín hiệu giao dịch cho GBP/USD:
Canh mua tại: 1.206-1.208
Chốt lời: 1.2225-1.236
Cắt lỗ: 1.189
Lời kết
Tình hình ngoại tệ tháng 2 diễn ra khá nhẹ nhàng với các mức biến động nhẹ, đồng đô la vẫn giữ được đà tăng nhẹ, còn các đồng tiền châu Á giảm nhẹ, có vẻ như thị trường đang đợi các nguồn tin tức mới cũng như mức kiểm soát lạm phát mới từ FED. Trên đây tất cả đều là quan điểm cá nhân của giaodichtuanchinh và hoàn toàn không đảm bảo tính chính xác đâu nhé! Chúc các bạn một tuần giao dịch luôn giữ được kỷ luật và có một kết quả khả quan nhất!