Home Tin Thị TrườngThị trường Forex Nhận định thị trường tiền tệ forex tháng 4 (08/04-20/04): Nhu cầu tài sản trú ẩn tăng cao – thị trường châu Á giao dịch ảm đạm

Nhận định thị trường tiền tệ forex tháng 4 (08/04-20/04): Nhu cầu tài sản trú ẩn tăng cao – thị trường châu Á giao dịch ảm đạm

by J. L

Tháng 3 trải qua với hàng loạt sự kiện lớn và chấn động như ảnh hưởng hệ thống ngân hàng đang phải chịu áp lực mới sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank và thương vụ giải cứu Credit Suisse của UBS hồi tháng trước là vẫn còn rất lớn. Vàng bật tăng trở lại khi người dùng rút tiền hàng loạt tại các ngân hàng lớn. Hay như đồng đô la Mỹ vẫn chưa thể phục hồi trước bối cảnh suy thoái diễn ra nhanh chóng. Cùng giaodichtaichinh nhận định thị trường sắp tới và dự đoán các cơ hội đầu tư trong tháng 4 nhé.

Biến động thị trường

Đầu tháng 4 chúng ta đã thấy chỉ số DXY của Mỹ vẫn chưa thể phục hồi khi cơ hội việc làm của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến vào tháng 2, cho thấy thị trường việc làm đang nguội lạnh hơn. Đi kèm là tác động của mây đen bao trùm nỗi lo sợ phá sản các ngân hàng vẫn tiếp diễn. DXY tiếp tục đi xuống vùng 101.56 và chưa thấy dấu hiệu dừng lại.

Chứng khoán Mỹ tăng do cổ phiếu công nghệ tiếp tục đà tăng mạnh gần đây, trong khi cổ phiếu ngân hàng khu vực của Mỹ giảm khi chính quyền Tổng thống Biden đề xuất các biện pháp mạnh mẽ hơn để giúp giảm thiểu rủi ro. Chỉ số công nghệ S&P 500 tăng 1,1% và mang lại cho S&P 500 mức tăng lớn nhất, trong khi chỉ số bán dẫn Philadelphia đạt mức cao nhất trong gần một năm. Mức tăng mạnh hôm thứ Tư tăng lên nhờ sự lạc quan rằng sự suy giảm doanh số bán chip đã kết thúc.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 635 điểm, tương đương 1,94%, lên 33.485, chỉ số S&P 500 tăng 23,02 điểm, tương đương 0,57%, lên 4.050,83 và Nasdaq Composite tăng 212 điểm, tương đương 1,66%, thành 13049,6.

Giá vàng thế giới đảo chiều giảm vào cuối tuần do chịu áp lực chốt lời của các nhà đầu tư sau khi kim loại quý này chạm mức kỷ lục. Các nhà phân tích tại Bank of America nhận định triển vọng cơ bản của vàng có vẻ tốt khi lạm phát vẫn tăng cao liên tục và những lo ngại về kinh tế tiếp tục gia tăng cùng với sự sụt giảm của thị trường lao động.

Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch bấp bênh khi các nhà đầu tư chốt lợi nhuận sau hai ngày tăng liên tiếp và khi thị trường tranh luận về tình trạng khan hiếm nguồn cung. Giá dầu thô Brent đóng cửa giảm 37 cent, tương đương 0,5%, ở mức 78,28 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI giảm 23 cent, tương đương 0,3%, xuống 72,97 USD.

Về phía nguồn cung, những lo ngại về tình trạng thắt chặt sau khi kho dự trữ dầu của Mỹ giảm bất ngờ và một số hoạt động xuất khẩu dầu của khu vực bán tự trị Kurdistan ở Iraq bị tạm dừng đã được bù đắp một phần bởi việc Nga cắt giảm sản lượng ít hơn dự kiến. Các hoạt động dầu khí của Mỹ bị đình trệ trong quý đầu tiên do sản lượng tăng chậm lại và triển vọng của các công ty khoan trở nên tiêu cực.

Phân tích kỹ thuật

Chỉ số DXY

Ở bài phân tích lần trước đã dự báo DXY có thể rơi lại về quanh mốc 100.8 và đúng là DXY đã rơi về mốc 101.5 và có nhịp hồi nhẹ trở lại. Đồng đô la giảm giá với khả năng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang, kéo đồng bạc xanh xuống thấp hơn nhưng đồng đô la cũng có thể sớm lấy lại đà tăng nếu tác động kinh tế từ cuộc khủng hoảng ngân hàng vẫn ở mức khiêm tốn.

Trên khung D1, chỉ báo MACD phân kỳ thành công và giá quay lại test EMA chứng tỏ việc lực bán mạnh sẽ còn tiếp diễn, giá đã phá vỡ vùng 103.5 và có xu hướng rơi tiếp về lại vùng 100.8. Các nhà giao dịch đang giữ lệnh bán có thể giữ vị thế và gồng lãi của giao dịch.

Tham khảo tín hiệu giao dịch cho DXY:
Canh bán tại: 103.8-104.2
Chốt lời: 100.8
Cắt lỗ: 105.2

Vàng (XAU USD)

Vàng trong tuần Giá vàng thế giới đảo chiều giảm vào cuối tuần do chịu áp lực chốt lời của các nhà đầu tư sau khi kim loại quý này chạm mức kỷ lục tại mức 2034$. Các nhà phân tích tại Bank of America nhận định triển vọng cơ bản của vàng có vẻ tốt khi lạm phát vẫn tăng cao liên tục và những lo ngại về kinh tế tiếp tục gia tăng cùng với sự sụt giảm của thị trường lao động.

Trên khung tuần, với 1 cây nến Hammer mua vào rất mạnh át đi lực bán ra, đồng thời việc phân kỳ của MACD vẫn đang vọt lên và chưa có dấu hiệu dừng lại. Hiện tại vùng giá đang giao dịch ở mốc kháng cự 2000, tại đây áp lực bán là rất lớn. Tuy nhiên giá vẫn có thể chạm lại mốc cao nhất mọi thời đại ATH tại 2060 trước khi bán ra mạnh mẽ hơn.

Trên khung ngày D1, sau giá phá vỡ kháng cự 2010 và vọt lên mốc 2032. Giá hiện tại đã quay lại mốc 2000 để test lại mốc trendline trước khi tiếp tục đà tăng. MACD đảo chiều và có xu hướng tăng tiếp tiệm cận vùng 2050, khuyến nghị các nhà đầu tư nên duy trì vị thế mua tại đây.

Tham khảo tín hiệu giao dịch cho XAU/USD:
Canh mua tại: 1993-2000
Chốt lời: 2020-2034-2060
Cắt lỗ: 1970

AUD/USD

Đồng Đô la Úc đã giảm 0,1%, kéo dài mức lỗ từ sau khi Ngân hàng Dự trữ giữ nguyên lãi suất. Nhưng đồng tiền này đã giảm bớt một số tổn thất sau khi Thống đốc RBA Philip Lowe cảnh báo rằng tỷ giá vẫn có thể tăng thêm, đặc biệt là khi lạm phát vẫn còn dai dẳng.

Trên khung ngày D1, với lực mua mạnh đi kèm MACD đã hội tụ thúc đẩy giá có thể tăng trở lại, đi kèm việc suy yếu của đồng đô la Mỹ, AUD có thể tăng nhẹ quanh vùng 0.678.

Tham khảo tín hiệu giao dịch cho AUD/USD:
Canh mua tại: 0.663 – 0.654
Chốt lời: 0.674
Cắt lỗ: 0.65

USD/JPY  

Đồng Yên Nhật không đổi, nhưng đang tăng trong những ngày qua do nhu cầu trú ẩn an toàn tăng lên. Dữ liệu cũng cho thấy ngành dịch vụ của Nhật Bản đã tăng trưởng với tốc độ cao hơn dự kiến trong tháng 3, phần lớn bù đắp cho sự sụt giảm trong hoạt động sản xuất.

Trên khung ngày, chỉ báo MACD đang hồi phục đi khi nhu cầu bán ra có dấu hiệu tăng dần, tỷ giá USD/JPY có thể tiếp tục quay lại vùng 130.7. 

Tham khảo tín hiệu giao dịch cho USD/JPY:
Canh bán tại: 132.2-132.6
Chốt lời: 130.4
Cắt lỗ: 133.4

EUR/USD 

Tỷ giá EUR/USD giao dịch thấp hơn 0,2% ở mức 1,0812, sau khi trước đó chạm mức thấp nhất trong một tuần là 1,0788 khi đồng đô la tăng, trong khi tỷ giá GBP/USD giảm 0,2% xuống 1,2306. Dữ liệu kinh tế sẽ được công bố sau phiên này bao gồm các chỉ số PMI sản xuất cho cả Khu vực châu Âu và Vương quốc Anh. Những điều này dự kiến sẽ cho thấy rằng lĩnh vực quan trọng này vẫn bị thu hẹp trong tháng Ba và có xu hướng thu hẹp nhanh hơn trong tháng 4.

Tham khảo tín hiệu giao dịch cho EUR/USD:
Canh bán tại: 1.094
Chốt lời: 1.082-1.07
Cắt lỗ: 1.098

USD/CNY

Báo cáo của Ngân hàng Trung ương Nga (BR) công bố đầu năm 2023 cho thấy lần đầu tiên đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã vượt qua đồng USD để trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất ở Nga.

Theo báo cáo, phần lớn các giao dịch ở Nga hiện được thực hiện bằng NDT thay vì USD. Sự chuyển đổi từ đồng USD sang đồng NDT cho thấy Nga và Trung Quốc đang ngày càng phát triển mối quan hệ kinh tế và hợp tác trong các giao dịch thương mại và tài chính. Trung Quốc tiếp tục nâng cao vị thế trong nền kinh tế toàn cầu và đồng NDT của nước này cũng có vai trò ngày càng lớn.

Tham khảo tín hiệu giao dịch cho USD/CNY
Canh mua tại: 6.85-6.87
Chốt lời: 6.85-6.94
Cắt lỗ: 6.81

Lời kết

Để tình hình tốt hơn và giảm thiệu sự lan rộng, đi kèm việc thắt chặt các điều kiện tín dụng có thể khiến Fed không còn phải tăng lãi suất nhiều hơn nữa. Thị trường châu Á trầm lắng trong bối cảnh suy thoái diễn ra mạnh hơn, nhu cầu các tài sản trú ẩn an toàn như vàng đã chứng kiến nhu cầu gia tăng, với kim loại màu vàng hiện đang ở rất gần mức cao kỷ lục mới. Các nhà đầu tư nên cân nhắc lại danh mục giao dịch của mình phù hợp hơn. Trên đây tất cả đều là quan điểm cá nhân của giaodichtuanchinh và hoàn toàn không đảm bảo tính chính xác đâu nhé! Chúc các bạn một tuần giao dịch luôn giữ được kỷ luật và có một kết quả khả quan nhất!

0 0 votes
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
cũ nhất
mới nhất vote nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us

DMCA.com Protection Status