Home Tin tức khác Nhìn lại tuần qua [Tuần 1 tháng 10]: Nhiều nền kinh tế lớn lạc quan rằng cuộc chiến chống lạm phát đang tiến triển

Nhìn lại tuần qua [Tuần 1 tháng 10]: Nhiều nền kinh tế lớn lạc quan rằng cuộc chiến chống lạm phát đang tiến triển

by J. L
  • USD tiếp tục giữ vai trò là đồng tiền thống trị ngoại hối và tài trợ quốc tế
  • Nhật Bản nâng lãi suất coupon của trái phiếu chính phủ lên mức cao nhất 10 năm
  • Ai Cập kỳ vọng trở thành một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới vào năm 2030
  • Thị trường bất động sản thương mại Mỹ có thể sụt giảm ít nhất 9 tháng nữa
  • Chính phủ Đức dự kiến nền kinh tế sẽ giảm 0,4% trong năm 2023
  • Ford tạm thời sa thải hơn 300 nhân viên do liên quan đến đình công
  • Mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu Groningen chính thức đóng cửa
  • Châu Âu có thể tự chủ về năng lượng với khoản đầu tư 2.000 tỷ USD
  • Giá dầu Brent sẽ ở mức gần 90 USD/thùng trong quý IV/2023
  • iPhone 15 dính lỗi tăng nhiệt
Nhìn lại tuần qua [Tuần 1 tháng 10]: Nhiều nền kinh tế lớn lạc quan rằng cuộc chiến chống lạm phát đang tiến triển

Nhìn lại tuần qua [Tuần 1 tháng 10]: Nhiều nền kinh tế lớn lạc quan rằng cuộc chiến chống lạm phát đang tiến triển

Phân tích những biến động của nền kinh tế thế giới hiện tại, tạp chí Le Nouvel Economiste (Pháp) cho rằng bối cảnh hiện tại đòi hỏi các ngân hàng trung ương và các nhà hoạch định chính sách phải thích nghi với những thay đổi cơ cấu quan trọng trong nền kinh tế và xã hội.

Tâm điểm thị trường: Fed và ECB có lý do để lạc quan về lạm phát khi bước vào quý IV

Các nhà hoạch định chính sách từ Washington đến Frankfurt đang bước vào quý IV năm 2023 với nhiều lý do để lạc quan rằng cuộc chiến chống lạm phát đang tiến triển.

Lạm phát lõi ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), không tính các yếu tố dễ biến động như năng lượng, đang ở mức thấp nhất trong một năm qua. Tại Mỹ, thước đo lạm phát được ưa chuộng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã ghi nhận mức tăng thấp nhất kể từ năm 2020.

Khi nguy cơ đóng cửa chính phủ của Mỹ đã bị đẩy lùi vào ngày 30/9, Fed sẽ được tiếp nhận thêm một đợt số liệu kinh tế và lạm phát nữa trước khi đưa ra quyết định lãi suất tiếp theo vào ngày 1/11. Các số liệu được công bố cho đến nay có thể tạo cơ sở để Fed không nâng lãi suất vào tháng 11.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ chỉ đón nhận thêm số liệu lạm phát tháng Chín trước cuộc họp tiếp theo vào ngày 26/10, vì cả số liệu lạm phát tháng 10 và ước tính tăng trưởng quý III đều dự kiến được công bố sau cuộc họp này. ECB được dự đoán sẽ không nâng lãi suất tại cuộc họp tháng 10, và số liệu lạm phát ở Eurozone có thể bắt đầu làm lung lay khả năng ngân hàng này tăng lãi suất vào tháng 12.

Các chuyên gia kinh tế của Bloomberg nhận định ECB có thể đã kết thúc việc nâng lãi suất, khi nhiều số liệu cho thấy đà tăng giá đang chậm lại, nhưng ngân hàng này vẫn cần nhiều thời gian để có đủ tự tin hạ lãi suất.

Nhìn lại tuần qua [Tuần 1 tháng 10]: Nhiều nền kinh tế lớn lạc quan rằng cuộc chiến chống lạm phát đang tiến triển

Một số tin tức thị trường tài chính quan trọng trong tuần:

  • Ngày 2/10: Tình hình lĩnh vực chế tạo tại Mỹ khả quan nhất kể từ tháng 11/2022

Ngày 2/10, Viện Quản lý Nguồn cung Mỹ (ISM) công bố số liệu cho thấy lĩnh vực chế tạo trong tháng 9/2023 giảm nhẹ hơn dự kiến của giới phân tích, dù số đơn đặt hàng mới thấp. Chỉ số nhà quản trị mua hàng tăng lên mức 49% trong tháng 9, so với mức 47,6% của tháng 8. Số liệu của tháng 9 cao hơn 1% so với dự báo trung bình của các nhà phân tích tham gia khảo sát của MarketWatch, nhưng vẫn dưới ngưỡng 50% phân định giữa tăng trưởng và suy giảm.

Lĩnh vực chế tạo tiếp tục xu hướng giảm nhưng với tốc độ chậm hơn, ghi nhận mức tốt nhất kể từ tháng 11/2022. Tuy nhiên, tháng 9 đánh dấu tháng giảm thứ 11 liên tiếp, cho thấy những thách thức đối với lĩnh vực chế tạo đang tiếp diễn.

Fed đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát từ tháng 3/2022. Các công ty vẫn đang đối mặt với lượng đơn hàng thấp, nhưng tình hình tháng 9 cải thiện là dấu hiệu tích cực.

  • Ngày 3/10:  Lãi suất coupon của trái phiếu chính phủ Nhật Bản lên mức cao nhất 10 năm

Ngày 3/10, Bộ Tài chính Nhật Bản đã tăng lãi suất coupon của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm lên 0,8%, mức cao nhất trong 10 năm, phản ánh lợi suất tăng kể từ động thái gần đây của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ). Mức lãi suất coupon – chỉ lãi suất ghi trên trái phiếu khi phát hành – gấp đôi mức 0,4% cho trái phiếu phát hành trong tháng 9/2023 và đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 10/2013.

Lần gần nhất Nhật Bản điều chỉnh tăng lãi suất coupon là hồi tháng 1/2023. Bằng cách đưa nó tiến gần hơn với lãi suất trên thị trường, Chính phủ Nhật Bản có thể dễ dàng đảm bảo được nguồn vốn cần thiết thông qua phát hành trái phiếu.

Nhìn lại tuần qua [Tuần 1 tháng 10]: Nhiều nền kinh tế lớn lạc quan rằng cuộc chiến chống lạm phát đang tiến triển

Hồi tháng 7/2023, BoJ đã nới lỏng kiểm soát và cho phép lợi suất chuẩn tăng lên mức 1,0%. Ngân hàng này đã duy trì chương trình kiểm soát đường cong lợi suất để giữ cả lãi suất ngắn hạn và dài hạn ở mức cực thấp trong nỗ lực đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Trong phiên 3/10, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản đã có thời điểm tăng lên 0,780% – mức chưa từng thấy kể từ tháng 9/2013.

  • Ngày 4/10: Tăng trưởng việc làm khu vực tư nhân tại Mỹ tăng ít hơn dự kiến trong tháng 9

Viện Nghiên cứu ADP cho biết lĩnh vực tư nhân có thêm 89.000 việc làm trong tháng 9/2023, thấp hơn nhiều so với dự báo 160.000 việc làm từ Dow Jones và mức sau điều chỉnh 180.000 trong tháng 8/2023.

Oliver Pursche, Phó Chủ tịch cấp cao và cố vấn của công ty tư vấn Wealthspire Advisors ở Westport, Connecticut, cho biết: “Trong tháng 9/2023, chúng tôi đã chứng kiến sự thay đổi trong niềm tin của cả chiến lược gia và nhà đầu tư. Có vẻ như cuối cùng mọi người đã nghiêng về khả năng lãi suất sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn và ý tưởng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất là điều không thực tế”.

Số lượng đơn đặt hàng mới cho hàng hóa do Mỹ sản xuất đã tăng nhiều hơn dự kiến trong tháng 8/2023. Giới đầu tư chờ đợi dữ liệu việc làm thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp tháng 9/2023 để có thêm manh mối về tình hình của thị trường lao động.

  • Ngày 5/10: Xuất khẩu của Đức giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 8/2023

Theo Cơ quan Thống kê liên bang Đức Destatis, xuất khẩu của Đức đạt 127,9 tỷ euro (134,5 tỷ USD), giảm 1,2% so với tháng trước đó. Đây là dấu hiệu mới cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã rơi trở lại suy thoái.

Các nhà phân tích được FactSet khảo sát đã dự báo  mức giảm 1%. Nhập khẩu hàng hóa giảm 0,4% so với tháng 7/2023, đạt 111,4 tỷ euro. Thặng dư thương mại của đất nước – mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu – đã tăng nhẹ lên 16,6 tỷ euro.

Chuyên gia kinh tế Carsten Brzeski của ngân hàng ING cho biết, xuất khẩu của Đức vẫn đang trong tình trạng “chạng vạng” giữa suy thoái và trì trệ. Xuất khẩu sụt giảm trong tháng 8/2023 là do xuất khẩu sang các nước Eurozone giảm 2,6%. Các chuyến hàng đến Mỹ, điểm đến hàng đầu của hàng hóa “sản xuất tại Đức”, đã giảm 1,3% so với tháng trước đó.

Nhìn lại tuần qua [Tuần 1 tháng 10]: Nhiều nền kinh tế lớn lạc quan rằng cuộc chiến chống lạm phát đang tiến triển

Lạm phát cao, ngành công nghiệp sụt giảm và nhu cầu yếu từ đối tác thương mại quan trọng Trung Quốc đang gây thêm áp lực lên cường quốc kinh tế châu Âu này trong những tháng gần đây. Nền kinh tế Đức rơi vào suy thoái từ đầu năm nay và trì trệ trong quý II/2023. Một loạt số liệu kinh tế yếu kém kể từ đó cho thấy nước này đang mắc kẹt trong tình trạng ảm đạm.

  • Ngày 6/10: Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm

Theo Bộ Thương mại Mỹ, xuất khẩu gia tăng đã giúp làm giảm thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 8/2023 xuống 58,3 tỷ USD, giảm gần 10% so với mức đã được điều chỉnh 64,7 tỷ USD trong tháng 7.

Thâm hụt thương mại của Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020. Trong đó, xuất khẩu tăng 4,1 tỷ USD lên 256 tỷ USD trong tháng 8, trong khi nhập khẩu giảm 2,3 tỷ USD xuống 314,3 tỷ USD.

Phần lớn sự gia tăng xuất khẩu đến từ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, nhất là các nguồn cung công nghiệp như dầu thô. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa giảm do sự sụt giảm trong các mặt hàng tiêu dùng và các sản phẩm như bán dẫn. Thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc đã giảm 1,3 tỷ USD xuống 22,7 tỷ USD trong tháng 8, khi nhập khẩu từ Trung Quốc giảm nhiều hơn xuất khẩu của Mỹ sang nước này.

Những sự kiện kinh tế quan trọng trong tuần qua đã tác động đáng kể đến thị trường tài chính toàn cầu và chiến lược giao dịch của các nhà đầu tư. Hãy tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin nhanh nhất, mới nhất và chính xác cùng Investo!

0 0 votes
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
cũ nhất
mới nhất vote nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us

DMCA.com Protection Status