Mục Lục
Thị trường tiền mã hóa trong tuần chót của tháng 10 cuối cùng cũng tăng bật nhẹ, đủ để người ta hài lòng với truyền thống tháng 10 sẽ xanh đã được gán cho nó. Tuy vậy, lý do thật sự đằng sau sự phục hồi là việc thị trường đang chuẩn bị để chào đón làn sóng tin tức vĩ mô quan trọng từ Mỹ vào đầu tháng 11.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng lãi suất thêm 75 điểm vào cuộc họp chính sách ngày 2/11 và cho biết cuộc chiến chống lạm phát của họ sẽ còn diễn ra căng thẳng hơn nữa, nhưng báo hiệu rằng lãi suất có thể đã gần đến điểm uốn khi trở thành chính sách thắt chặt tiền tệ nhanh nhất trong 40 năm của Mỹ.
Thông điệp hai mặt để ngỏ khả năng Ngân hàng Trung ương Mỹ có thể giảm tốc độ tăng lãi suất trong tương lai, chấm dứt chuỗi tăng 0,75% ngay sau tháng 12 và có lẽ mức tăng sẽ là 0,5%, đồng thời để lại cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách tiếp tục đẩy lãi suất lên cao hơn nếu lạm phát không bắt đầu chậm lại.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã tăng đột biến sau khi phát biểu của Fed, tuyên bố hứa hẹn sẽ xem xét các rủi ro kinh tế rõ ràng hơn để quyết định quy mô của bất kỳ đợt tăng lãi suất nào nữa, nhưng đã xóa đi mức tăng đó khi Powell phát biểu và kết thúc ngày giảm mạnh. Chỉ số S&P 500 giảm 2,5% và Nasdaq Composite giảm hơn 3%.
Trong tối 25/10 và rạng sáng ngày 26/10, thị trường tiền mã hóa đã bất ngờ tăng bật, chấm dứt chuỗi ngày sideway kéo dài gần 3 tuần qua. Và tiếp tục tăng giá đến thời điểm hiện tại.
Bitcoin (BTC) đã nhảy vọt từ 19.237 USD lên tận 21.415 USD – ngưỡng giá trị cao nhất kể từ ngày 04/10 – trước khi điều chỉnh về vùng 21.245 USD ở thời điểm thực hiện bài viết.
Trong khi đó, đồng tiền lớn thứ hai là Ethereum (ETH) thậm chí còn vượt trội hơn với mức tăng hơn 25%, dựng cột từ 1.350 USD lên 1.675 USD – mốc giá cao nhất của ETH kể từ ngày 15/09, thời điểm Ethereum thực hiện thành công nâng cấp The Merge lịch sử. Tỷ lệ lạm phát của ETH đã giảm rõ nét sau The Merge và đây là yếu tố được nhiều người kỳ vọng sẽ giúp đồng tiền này có thêm động lực đi lên trong tương lai.
Màu xanh cũng đang rải đều khắp thị trường tiền mã hóa, với các altcoin top 20 ghi nhận mức tăng từ 10 đến 20%. Mạnh mẽ nhất có nhiều altcoin hồi phục 30-50%.
Sự dữ dội của cú tăng còn được thể hiện thông qua mức độ lệnh phái sinh bị thanh lý. Theo dữ liệu từ Coinglass, trong 12h gần nhất đã có đến gần 800 triệu USD lệnh phái sinh bị cháy, tập trung chủ yếu ở BTC và ETH. Tỷ lệ lệnh short thanh lý trong đó chiếm đến 88%.
Đặc biệt, sàn FTX vừa ghi nhận sự kiện thanh lý lớn nhất lịch sử của mình với gần 600 triệu USD bị cháy.
Tâm điểm thị trường
Ngoài vấn đề về chính trị và lạm phát xoay quanh nước Mỹ thì có khá nhiều tin tức ảnh hưởng đến thị trường tiền điện tử gần đây. Tóm tắt các tin tức hot gần đây:
Elon Musk trở thành chủ mới của Twitter
Theo Reuters, tỷ phú Elon Musk và Twitter đã chính thức chốt thỏa thuận mua lại công ty với giá 44 tỷ USD. Mạng xã hội Twitter “tốn nhiều giấy mực” sẽ chính thức về tay Elon Musk vào lúc 17h ngày 28/10.
Tờ New York Times dẫn 2 nguồn thạo tin, ngay sau khi trở thành chủ mới Elon Musk đã bắt đầu “dọn dẹp” bộ máy lãnh đạo. Ông đã sa thải 4 vị trí cấp cao bao gồm: CEO Parag Agrawal và CFO Ned Segal, Giám đốc pháp chế và chính sách Vijaya Gadde và Tổng cố vấn Sean Edgett.
Các nhà đầu tư đã góp tiền mua Twitter với Elon Musk là Sequoia Capital, Binance, Qatar Investment Authority và một số khác đã nhận được thủ tục giấy tờ từ luật sư của Musk. Bloomberg xác nhận những ngân hàng và tổ chức cam kết tài trợ cho Musk đã hoàn thành hồ sơ cuối cùng sau cuộc họp ngày 24/10. Trong đó có Binance đã cho Elon Musk vay 500 triệu USD, viện trợ cho thương vụ mua lại Twitter với mục đích phổ cập blockchain và cryprto qua mạng xã hội này.
Aptos (APT) chuẩn bị list sàn và ngay lập tức “ăn gạch đá” – Quay xe nhờ airdrop
Sáng ngày 18/10, Aptos tuyên bố đã triển khai thành công mạng blockchain chính (mainnet) của dự án sau 4 năm phát triển. Aptos là một trong 2 blockchain (bên cạnh Sui) nổi lên từ đống tro tàn của dự án stablecoin Libra/Diem do Facebook phát triển, kế thừa ngôn ngữ lập trình Move của Facebook. Aptos tuyên bố sẽ xây dựng một blockchain vừa giải quyết được vấn đề tốc độ giao dịch, song vẫn đảm bảo bảo mật và ổn định của mạng lưới. Aptos đã gọi vốn được 350 triệu USD trong năm 2022 và thu hút được một lượng lớn dự án từ Solana chuyển qua.
Trong cập nhật mới nhất, các nhà phát triển Aptos không công bố nhiều thông tin về tình trạng hoạt động của mainnet, cũng như lịch trình mở blockchain đến rộng rãi người dùng (không công bố RPC của mạng lưới). Hệ sinh thái Aptos cũng chưa đi vào hoạt động, với rất nhiều dự án ví, sàn giao dịch, DeFi và NFT vẫn chưa ra mắt. Bản thân đồng tiền riêng của Aptos là APT cũng không được đề cập trong bài đăng.
Chính vì vậy, sự kiện ra mắt mainnet của Aptos đã “ăn gạch đá” từ cộng đồng tiền mã hóa. Một nguồn tin trong nội bộ Aptos tiết lộ với CoinDesk là quá trình triển khai mainnet “đã bị đẩy nhanh quá mức”, làm cơ sở hạ tầng trở nên không ổn định.
Tuy nhiên sau đó ngày 19/10, Aptos Foundation bất ngờ quay xe khi thông báo sẽ tổ chức 1 đợt airdrop cho những ai đã tham gia trải nghiệm mạng lưới.
Aptos cho biết tổng cộng sẽ có 20.076.150 APT được airdrop cho 110.235 địa chỉ ví đủ điều kiện. Nhũng người dùng được phép nhận airdrop cũng sẽ nhận được email thông báo từ [email protected]
Theo tokenomics của APT, dù cộng đồng được phân bổ đến 51% trong tổng cung 1 tỷ APT ở thời điểm ra mắt, song số tiền ấy lại do Aptos Labs và Aptos Foundation chia nhau quản lý và sẽ được phân bổ dần dần cho các hoạt động trong hệ sinh thái Aptos trong vòng 10 năm tới.
Vào 08:00 AM ngày 19/10, Aptos đã chính thức niêm yết APT lên các sàn lớn. Trong khi giá APT/USDT và APT/BUSD lần lượt lập các đỉnh ở tận 100 USD và 60 USD, giá APT trên FTX thì chỉ áp sát mốc 16 USD trước khi điều chỉnh về mức 10 USD ở thời điểm cập nhật.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cần nghiên cứu chế tài về tiền ảo để chống rửa tiền
Tiền ảo hiện chưa được công nhận ở Việt Nam, nhưng thực tế các giao dịch bằng loại tiền này phổ biến, nên Thủ tướng đánh giá cần quy định trong luật.
Nêu ý kiến vào dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) tại phiên thảo luận vào chiều 24/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rằng Việt Nam chưa công nhận tiền ảo nên Chính phủ thống nhất chưa quy định loại tiền này vào dự luật khi trình Quốc hội.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, thực tế tiền ảo vẫn được sử dụng, giao dịch dù không được pháp luật công nhận. “Tôi cũng rất sốt ruột về chỗ này khi mình chưa công nhận, nhưng thực tế người ta vẫn giao dịch”, Thủ tướng nói. Trước thực tế thay đổi, diễn biến nhanh, lãnh đạo Chính phủ cho rằng,”cần nghiên cứu chế tài phù hợp” và nên giao Chính phủ quy định chi tiết.
Góp ý trước đó, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng ngoài giao dịch bằng tiền mặt, vàng, ngoại tệ… thì hiện còn rất nhiều loại giao dịch phổ biến khác như tiền ảo.
Big Cap
– Độ khó đào Bitcoin tiếp tục lập đỉnh mới
– Tổng cung và thị phần stablecoin Binance USD (BUSD) đạt mức cao nhất lịch sử
– 10 triệu token AXS được unlock, ghi nhận động thái “chốt lời”
– Fan token của loạt tuyển bóng đá quốc gia “rục rịch” trước thềm World Cup 2022
– Sui xác nhận vẫn chưa có kế hoạch airdrop cho người dùng
– Stablecoin USN của hệ NEAR bị “khai tử”
– BNB Chain ra mắt quỹ phát triển 10 triệu USD – Tích hợp giải pháp Binance Oracle
– 200 triệu token Merit Circle (MC) sẽ bị loại khỏi lưu thông vĩnh viễn
DeFi và Layer 2
– Cộng đồng MakerDAO ủng hộ kế hoạch “Endgame Plan”, chuyển 1,6 tỷ USD cho Coinbase
– zkSync triển khai bản thử nghiệm cho mainnet 2.0
– PancakeSwap “đồng lòng” khởi chạy DEX trên Aptos
– SushiDAO phê duyệt cấu trúc pháp lý mới, thành lập 3 tổ chức con
– QuickSwap Lend bị exploit, QiDao bị “réo tên” vạ lây
– Hacker dùng 2.700 USD để lấy đi 15,8 triệu USD từ dự án Team Finance
NFT, Games và Metaverse
– NFT của Reddit Collectible Avatars tiếp tục “làm mưa làm gió”
– Telegram ra mắt thị trường đấu giá NFT tên người dùng
– LooksRare miễn phí bản quyền cho người dùng
– Nhà đầu tư Azuki “chi đậm” để sở hữu NFT ván trượt
– Mảng metaverse của Meta (Facebook) tiếp tục lỗ sâu trong Q3/2022
Các tổ chức lớn
– Binance độc chiếm phần lớn thị phần giao dịch spot và phái sinh
– FTX đang huy động thêm tiền mặt để phục vụ cho tham vọng mua lại
– Các “ông lớn” crypto loay hoay hậu khủng khoảng thanh khoản: Hashed, a16z, Pantera Capital, Core Scientific, Genesis Trading, Freeway, Bakkt
– CEO của sàn BitMEX từ chức
Pháp lý và Tiếp nhận
– Anh có tân Thủ tướng từng khuyến khích tiếp nhận crypto và NFT
– Vương quốc Anh bỏ phiếu công nhận crypto là một công cụ tài chính
– Singapore sắp khắt khe hơn với ngành tiền mã hoá
– Hong Kong có kế hoạch hợp pháp giao dịch tiền mã hoá
– Chính phủ Na Uy thành lập văn phòng thuế trên Decentraland
– Kazakhstan sẽ thử nghiệm CBDC trên BNB Chain
– Google Cloud tung dịch vụ node blockchain, bắt đầu với Ethereum