Tổng hợp tin tức cho ngày 01/03 hãy cùng Giaodichtaichinh.com cập nhật nhanh những thông tin nổi bật trên thị trường chứng khoán, vàng và tiền tệ quốc tế ngày hôm nay. Những sự kiện đáng chú ý nào sẽ được nhắc đến trong ngày giao dịch?

Tin tổng hợp 0103 Lạm phát Eurozone được kỳ vọng hạ nhiệt
Nội dung bài viết
Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính
Các chỉ số sau phiên 29/02
Chỉ số quan trọng | Điểm | Thay đổi so với phiên trước | Thay đổi trong 5 ngày | Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) | 5.096,27 | +0,52% | +0,18% | +3,87% |
NASDAQ (Mỹ) | 16.091,92 | +0,90% | +0,31% | +4,75% |
DOW JONES (Mỹ) | 38.996,39 | +0,12% | -0,19% | +1,24% |
DAX (Đức) | 17.678,19 | +0,44% | +1,77% | +4,86% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) | 39.166,19 | -0,11% | +0,17% | +8,76% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) | 3.015,17 | +1,94% | +0,90% | +8,82% |
HANG SENG (Hong Kong) | 16.511,44 | -0,15% | -1,38% | +6,07% |
5 cổ phiếu biến động mạnh nhất tại Phố Wall sau phiên 29/02
Cổ phiếu | Thay đổi | Giá hiện tại |
Advanced Micro Devices, Inc. (AMD) | +9,06% | 192,53 USD |
Moderna, Inc. (MRNA) | -5,38% | 92,24 USD |
Macy’s, Inc. (M) | -5,27% | 17,44 USD |
Intel Corporation (INTC) | +2,52% | 43,05 USD |
Amazon.com, Inc. (AMZN) | +2,08% | 176,76 USD |
Các sự kiện đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày 01/03
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Nhật Bản được kỳ vọng đạt mức 38,3 trong tháng 2, cao hơn đôi chút so với mức 38 trong tháng 1. Việc tâm lý người tiêu dùng được cải thiện sẽ là yếu tố quan trọng, thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng – thành phần quan trọng trong tăng trưởng GDP của Nhật Bản.
- Giới đầu tư đang chờ đợi báo cáo quan trọng về Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất của Trung Quốc trong tháng 2, để có cái nhìn rõ ràng hơn về triển vọng phục hồi của các nhà máy tại nước này, sau các biện pháp hỗ trợ gần đây của chính phủ. Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số PMI sản xuất.
- Chỉ số PMI sản xuất chính thức của Trung Quốc được dự báo giảm từ mức 49,2 trong tháng 1 xuống 49,1 trong tháng 2, phản ánh sự thu hẹp hoạt động. Chỉ số PMI sản xuất của Caixin cũng được dự báo giảm từ 50,8 trong tháng 1 xuống 50,6 trong tháng 2, nhưng vẫn ở trên ngưỡng 50, cho thấy hoạt động sản xuất vẫn mở rộng.
- Tâm điểm chú ý tại châu Âu sẽ là số liệu lạm phát sơ bộ của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Các chuyên gia dự báo, lạm phát tại Eurozone trong tháng 2 sẽ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 2,8% trong tháng 1. Lạm phát hạ nhiệt sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sớm tính đến việc cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.
- Các dữ liệu tại Italy cũng sẽ thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Lạm phát tại nước này trong tháng 2 được dự báo tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhích nhẹ từ mức 0,8% trong tháng 1. Các dữ liệu về GDP và báo cáo ngân sách chính phủ cũng sẽ lần lượt được công bố.
- Tại Mỹ, khảo sát của Viện Quản lý cung ứng (ISM) dự kiến sẽ cho thấy, chỉ số PMI sản xuất tăng từ mức 49,1 trong tháng 1 lên 49,5 trong tháng 2. Tuy nhiên, chỉ số hiện vẫn ở dưới ngưỡng 50, cho thấy sự thu hẹp hoạt động. Các dữ liệu công bố trước đó cũng cho thấy, các nhà máy tại Mỹ hiện đang phải đối mặt với nhu cầu yếu.
- Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ được kỳ vọng sẽ đón nhận tín hiệu tích cực, khi Chỉ số Niềm tin người tiêu dùng theo khảo sát của Đại học Michigan dự kiến tăng từ mức 79 trong tháng 1 lên 79,6 trong tháng 2. Điều này có thể cho thấy tâm lý người tiêu dùng Mỹ vẫn được cải thiện bất chấp áp lực lạm phát cao và lãi suất tăng.
- Các doanh nghiệp Mỹ công bố báo cáo tài chính trong ngày 01/03 bao gồm: RadNet (RDNT), Plug Power (PLUG), và FuboTV (FUBO).
Dự báo triển vọng giá kim loại – tiền tệ cho ngày 01/03
Vàng: Giá vàng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.041,00 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức R1 (2.053,85) và R2 (2.063,62). Ngược lại, nếu vàng giảm xuống ở dưới mức 2.041,00 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức S1 (2.031,23) và S2 (2.018,38).
Vùng hỗ trợ S1: 2.031,23
Vùng kháng cự R1: 2.053,85
Cặp GBP/USD: Cặp tiền tệ GBP/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm mạnh trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2640 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh các mức R1 (1,2666) và R2 (1,2709). Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,2640 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức S1 (1,2597) và S2 (1,2570).
Vùng hỗ trợ S1: 1,2597
Vùng cản R1: 1,2666
Cặp EUR/USD: Cặp tiền tệ EUR/USD được dự báo có xu hướng giảm mạnh trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0820, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh các mức R1 (1,0844) và R2 (1,0880). Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,0820 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức S1 (1,0784) và S2 (1,0760).
Vùng hỗ trợ S1: 1,0784
Vùng cản R1: 1,0844
Cặp USD/JPY: Cặp tiền tệ USD/JPY đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 149,95, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức R1 (150,68) và R2 (151,45). Ngược lại nếu tỷ giá ở dưới mức 149,95, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức S1 (149,18) và S2 (148,44).
Vùng hỗ trợ S1: 149,18
Vùng cản R1: 150,68
Cặp USD/CAD: Cặp tiền tệ USD/CAD đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3570 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh các mức R1 (1,3599) và R2 (1,3627). Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,3570, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức S1 (1,3543) và S2 (1,3514).
Vùng hỗ trợ S1: 1,3543
Vùng cản R1: 1,3599
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán