Trên bảng điện tử thị trường chứng khoán, biến động của S&P 500, NASDAQ và Dow Jones tại Mỹ, cùng các sự kiện như thặng dư thương mại Trung Quốc và Đức, cuộc họp của Chủ tịch ECB Christine Lagarde, đều là tâm điểm. Trong ngày rộn ràng như hôm nay, việc lắng nghe và phân tích là yếu tố quyết định. Hãy cùng Giaodichtaichinh đi vào phân tích tin tức ngày 07/06 nhé.

Tin tổng hợp 07/06: Mỹ công bố báo cáo việc làm NFP
Nội dung bài viết
Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính
Các chỉ số sau phiên 06/06
Chỉ số quan trọng | Điểm | Thay đổi so với phiên trước | Thay đổi trong 5 ngày | Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) | 5.352,96 | -0,02% | +2,24% | +2,66% |
NASDAQ (Mỹ) | 17.173,12 | -0,09% | +2,61% | +5,06% |
DOW JONES (Mỹ) | 38.886,17 | +0,20% | +2,03% | -1,27% |
DAX (Đức) | 18.652,67 | +0,41% | +0,84% | -0,18% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) | 38.703,51 | +0,55% | +1,71% | +1,65% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) | 3.048,79 | -0,54% | -1,39% | -3,35% |
HANG SENG (Hong Kong) | 18.476,80 | +0,28% | +1,35% | -0,33% |
5 cổ phiếu biến động mạnh nhất tại thị trường chứng khoán Mỹ sau phiên 06/06
Cổ phiếu | Thay đổi | Giá hiện tại |
Pfizer Inc. (PFE) | -2,54% | 28,80 USD |
Macy’s, Inc. (M) | -2,49% | 18,40 USD |
Amazon.com, Inc. (AMZN) | +2,05% | 185,00 USD |
Tesla, Inc. (TSLA) | +1,68% | 177,94 USD |
HP Inc. (HPQ) | +1,54% | 36,18 USD |
Các sự kiện đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày 07/06
Thặng dư thương mại của Trung Quốc được dự báo tăng từ mức 72,35 tỷ đô la Mỹ trong tháng 4 lên 73 tỷ đô la Mỹ trong tháng 5. Kim ngạch xuất khẩu được dự báo tăng 6%, vượt xa mức 1,5% của tháng 4, trong khi kim ngạch nhập khẩu dự kiến tăng 4,2%, thấp hơn mức 8,4% của tháng 4, qua đó giúp gia tăng thặng dư thương mại.
Còn tại Đức, thặng dư thương mại được dự báo tăng từ mức 22,3 tỷ euro trong tháng 3 lên 22,6 tỷ euro trong tháng 4. Kim ngạch xuất khẩu được dự báo tăng 1,1% trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng 0,6%, cao hơn so với các mức của tháng 3 (lần lượt là 0,9% và 0,3%), nhờ nhu cầu được cải thiện.
Thị trường sẽ chờ đợi những phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde để có thêm thông tin về lộ trình lãi suất. Hôm thứ Năm, ECB đã hạ lãi suất lần đầu tiên trong 5 năm qua, nhưng Chủ tịch Lagarde vẫn tỏ ra thận trọng khi chưa đưa ra cam kết cụ thể nào về triển vọng giảm lãi suất.
Kinh tế Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong quý I được dự báo đạt mức tăng trưởng GDP hàng quý là 0,3% và mức tăng trưởng GDP hàng năm là 0,4%. Kết quả này cao hơn so với các mức tương ứng của quý IV/2023, lần lượt là -0,1% và 0,1%, phản ánh sự phục hồi của nền kinh tế.
Tại Canada, thị trường lao động được dự báo hạ nhiệt với số việc làm trong tháng 5 tăng 22,5 nghìn vị trí, thấp hơn nhiều so với mức 90,4 nghìn trong tháng 4. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo tăng từ mức 6,1% trong tháng 4 lên 6,2% trong tháng 5.
Mọi sự chú ý của giới đầu tư sẽ tập trung vào báo cáo Bảng lương Phi nông nghiệp (NFP) của Mỹ. Các dữ liệu việc làm sẽ ảnh hưởng đến triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất.
Nền kinh tế Mỹ được dự báo tạo ra 185.000 việc làm mới trong tháng 5, cao hơn mức 175.000 việc làm của tháng 4. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5 được dự báo vẫn duy trì ở mức 3,9%. Một kết quả yếu hơn dự kiến sẽ cho thấy thị trường lao động đang suy yếu, và củng cố kỳ vọng của nhà đầu tư về khả năng FED nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay.
Dự báo triển vọng giá kim loại – tiền tệ cho ngày 07/06
Vàng: Giá vàng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.377,22 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức R1 (2.378,46) và R2 (2.379,45). Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.377,22 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức S1 (2.376,23) và S2 (2.374,99).
Vùng hỗ trợ S1: 2.376,23
Vùng kháng cự R1: 2.378,46
Cặp GBP/USD: Cặp tiền tệ GBP/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,27906 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh các mức R1 (1,27924) và R2 (1,27936). Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,27906 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức S1 (1,27894) và S2 (1,27876).
Vùng hỗ trợ S1: 1,27894
Vùng cản R1: 1,27924
Cặp EUR/USD: Cặp tiền tệ EUR/USD đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,08900, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh các mức R1 (1,08915) và R2 (1,08928). Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,08900 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức S1 (1,08887) và S2 (1,08872).
Vùng hỗ trợ S1: 1,08887
Vùng cản R1: 1,08915
Cặp USD/JPY: Cặp tiền tệ USD/JPY đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 155,734, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức R1 (155,801) và R2 (155,868). Ngược lại nếu tỷ giá ở dưới mức 155,734, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức S1 (155,667) và S2 (155,600).
Vùng hỗ trợ S1: 155,667
Vùng cản R1: 155,801
Cặp USD/CAD: Cặp tiền tệ USD/CAD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,36674 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh các mức R1 (1,36686) và R2 (1,36698). Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,36674 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức S1 (1,36662) và S2 (1,36650).
Vùng hỗ trợ S1: 1,36662
Vùng cản R1: 1,36686
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán