Tổng hợp tin tức cho ngày 31/05 hãy cùng Giaodichtaichinh.com cập nhật nhanh những thông tin nổi bật trên thị trường chứng khoán, vàng và tiền tệ quốc tế ngày hôm nay. Những sự kiện đáng chú ý nào sẽ được nhắc đến trong ngày giao dịch?

Tin tổng hợp 31/05: Mỹ, Eurozone công bố dữ liệu lạm phát
Nội dung bài viết
Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính
Các chỉ số sau phiên 30/05
Chỉ số quan trọng | Điểm | Thay đổi so với phiên trước | Thay đổi trong 5 ngày | Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) | 5.235,48 | -0,60% | -0,61% | +3,38% |
NASDAQ (Mỹ) | 16.737,08 | -1,08% | +0,01% | +5,66% |
DOW JONES (Mỹ) | 38.111,48 | -0,86% | -2,44% | -0,30% |
DAX (Đức) | 18.496,79 | +0,13% | -1,04% | +3,35% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) | 38.054,13 | -1,30% | -2,68% | -0,48% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) | 3.091,68 | -0,62% | -0,79% | -0,42% |
HANG SENG (Hong Kong) | 18.230,19 | -1,34% | -3,38% | +0,13% |
5 cổ phiếu biến động mạnh nhất tại thị trường chứng khoán Mỹ sau phiên 30/05
Cổ phiếu | Thay đổi | Giá hiện tại |
Kohl’s Corporation (KSS) | -22,86% | 21,02 USD |
HP Inc. (HPQ) | +16,95% | 38,36 USD |
Best Buy Co., Inc. (BBY) | +13,42% | 81,55 USD |
NVIDIA Corporation (NVDA) | -3,77% | 1.105,00 USD |
Microsoft Corporation (MSFT) | -3,38% | 414,67 USD |
Các sự kiện đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày 31/05
- Nền kinh tế Ấn Độ trong quý I/2024 được dự báo đạt mức tăng trưởng GDP 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này thấp hơn đáng kể so với mức 8,4% trong quý IV/2023, nhưng vẫn rất mạnh mẽ, thuộc loại cao nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới.
- Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc được dự báo đạt mức 50,5 trong tháng 5, cao hơn đôi chút so với mức 50,4 trong tháng 4. Kết quả này phản ánh hoạt động sản xuất tại Trung Quốc tiếp tục có sự tăng trưởng ổn định trong tháng thứ ba liên tiếp, dù đà phục hồi vẫn chưa thực sự mạnh mẽ.
- Các dữ liệu về lạm phát tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ được giới chức Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) theo dõi sát sao trước cuộc họp chính sách vào ngày 6/6. Việc lạm phát nóng trở lại có thể không ngăn cản ECB cắt giảm lãi suất trong cuộc họp này, nhưng có thể trì hoãn lộ trình nới lỏng chính sách tiền tệ sau đó.
- Tỷ lệ lạm phát tại Eurozone theo khảo sát sơ bộ trong tháng 5 được dự báo đạt mức tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 2,4% trong tháng 4. Tỷ lệ lạm phát cốt lõi được dự báo tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 2,7% trong tháng 4.
- Một số nền kinh tế lớn trong khu vực cũng sẽ công bố dữ liệu lạm phát tháng 5. Tỷ lệ lạm phát tại Pháp được dự báo tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, bằng với mức của tháng 4. Tỷ lệ lạm phát tại Italy trong tháng 5 được dự báo tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 2,2% trong tháng 4.
- Mọi sự chú ý của giới đầu tư sẽ tập trung vào báo cáo Chỉ số Giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ – thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Các dữ liệu lạm phát PCE sẽ cung cấp thêm thông tin về tình hình lạm phát tại Mỹ và có thể ảnh hưởng lớn đến lộ trình lãi suất của FED.
- Các chuyên gia dự báo, Chỉ số Giá PCE tháng 4 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái, bằng với mức của tháng 3. Chỉ số giá PCE cốt lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động) được dự báo tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, bằng với mức của tháng 3.
- Kinh tế Canada trong quý I/2024 được dự báo đạt mức tăng trưởng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn đáng kể so với mức 1% trong quý IV/2023. Mức tăng trưởng hàng quý được dự báo đạt 0,6%, cao hơn mức 0,2% trong quý IV/2023, phản ánh triển vọng của nền kinh tế Bắc Mỹ này đang dần trở nên tích cực hơn.
- Các doanh nghiệp Mỹ công bố báo cáo tài chính trong ngày 31/5: BRP (DOOO)
Dự báo triển vọng giá kim loại – tiền tệ cho ngày 31/05
Vàng: Giá vàng đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.342,69 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức R1 (2.343,88) và R2 (2.345,69). Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.342,69 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức S1 (2.340,88) và S2 (2.339,69).
Vùng hỗ trợ S1: 2.340,88
Vùng kháng cự R1: 2.343,88
Cặp GBP/USD: Cặp tiền tệ GBP/USD đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,27366 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh các mức R1 (1,27390) và R2 (1,27424). Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,27366 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức S1 (1,27332) và S2 (1,27308).
Vùng hỗ trợ S1: 1,27332
Vùng cản R1: 1,27390
Cặp EUR/USD: Cặp tiền tệ EUR/USD đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,08367, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh các mức R1 (1,08384) và R2 (1,08406). Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,08367 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức S1 (1,08345) và S2 (1,08328).
Vùng hỗ trợ S1: 1,08345
Vùng cản R1: 1,08384
Cặp USD/JPY: Cặp tiền tệ USD/JPY đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 156,788, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức R1 (156,827) và R2 (156,858). Ngược lại nếu tỷ giá ở dưới mức 156,788, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức S1 (156,757) và S2 (156,718).
Vùng hỗ trợ S1: 156,757
Vùng cản R1: 156,827
Cặp USD/CAD: Cặp tiền tệ USD/CAD đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,36739 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh các mức R1 (1,36773) và R2 (1,36802). Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,36739 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở quanh các mức S1 (1,36710) và S2 (1,36676).
Vùng hỗ trợ S1: 1,36710
Vùng cản R1: 1,36773
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán