Tổng hợp tin tức cho tuần từ 09/09 – 13/09 hãy cùng Giaodichtaichinh.com cập nhật nhanh những thông tin nổi bật trên thị trường quốc tế tuần này. Những sự kiện đáng chú ý nào sẽ được nhắc đến trong tuần giao dịch mới?

Tin tổng hợp tuần 09/09 – 13/09: Mỹ, Trung Quốc công bố dữ liệu lạm phát
-
Nội dung bài viết
Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính
Các chỉ số sau phiên 06/09
Chỉ số quan trọng | Điểm | Thay đổi so với phiên trước | Thay đổi trong 5 ngày | Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) | 5.408,42 | -1,73% | -4,25% | +1,20% |
NASDAQ (Mỹ) | 16.690,83 | -2,55% | -5,77% | -0,33% |
DOW JONES (Mỹ) | 40.345,41 | -1,01% | -2,93% | +2,15% |
DAX (Đức) | 18.301,90 | -1,48% | -3,20% | +3,27% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) | 36.391,47 | -0,72% | -5,84% | +3,90% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) | 2.765,81 | -0,81% | -2,69% | -3,37% |
HANG SENG (Hong Kong) | 17.444,30 | -0,07% | -3,03% | +2,07% |
5 cổ phiếu biến động mạnh nhất tại thị trường chứng khoán Mỹ sau phiên 06/09
Cổ phiếu | Thay đổi | Giá hiện tại |
Tesla, Inc. (TSLA) | -8,45% | 210,73 USD |
NVIDIA Corporation (NVDA) | -4,09% | 102,83 USD |
Alphabet Inc. (GOOG) | -4,08% | 152,13 USD |
Amazon.com, Inc. (AMZN) | -3,65% | 171,39 USD |
Advanced Micro Devices, Inc. (AMD) | -3,65% | 134,35 USD |
-
Các sự kiện đáng chú ý trong tuần giao dịch từ 09/09 – 13/09
- Trong ngày thứ Hai đầu tuần, thị trường sẽ dành sự chú ý tới các dữ liệu lạm phát Trung Quốc, bao gồm Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số Giá sản xuất (PPI), để xem liệu nhu cầu nội địa có được cải thiện và áp lực giảm phát dai dẳng có lắng dịu tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
- Nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng khác của Trung Quốc cũng sẽ được công bố trong tuần này, bao gồm dữ liệu thương mại tháng 8 (công bố vào thứ Ba), và dữ liệu sản xuất công nghiệp, bán lẻ tháng 8 (công bố vào thứ Bảy). Những lo ngại về triển vọng kinh tế Trung Quốc đang gia tăng trong thời gian gần đây, khiến một loạt các ngân hàng đầu tư hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế này trong năm 2024.
- Các dữ liệu lạm phát mới nhất của Mỹ (bao gồm chỉ số CPI và PPI) cũng sẽ được công bố trong tuần này, trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhóm họp vào các ngày 17 – 18/9. Sự hạ nhiệt của lạm phát sẽ ảnh hưởng đến mức độ cắt giảm lãi suất của FED trong thời gian tới.
- Các chuyên gia dự báo, chỉ số CPI tháng 8 dự kiến đạt mức tăng theo năm 2,6%, thấp hơn mức 2,9% của tháng 7. Mức tăng theo tháng dự kiến duy trì ở mức 0,2%. Chỉ số CPI cốt lõi (đã loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động) dự kiến không đổi so với tháng 7, trong khi chỉ số PPI có thể tăng nhanh hơn.
- Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) được cho là sẽ tiếp tục hạ lãi suất 0,25 điểm % trong cuộc họp vào ngày 12/9 tới, ba tháng sau lần cắt giảm đầu tiên diễn ra vào tháng Sáu vừa qua. Tại Eurozone, sự giảm tốc của một chỉ số quan trọng về tăng trưởng tiền lương trong quý II/2024 đã giúp củng cố tâm lý của giới chức ECB.
- Dữ liệu công bố vào thứ Tư dự kiến sẽ cho thấy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh trong tháng 7 đạt mức tăng trưởng hàng tháng là 0,2%, sau khi không tăng trưởng trong tháng 6. Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh được dự báo giảm từ mức 4,2% trong tháng 6 xuống 4,1% trong tháng 7.
- Các dữ liệu kinh tế Anh sẽ có ảnh hưởng lớn đến lộ trình lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE). Sau khi hạ lãi suất 0,25 điểm % trong tháng 8 vừa qua, BOE được dự báo sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng 9, trước khi cắt giảm trở lại trong cuộc họp tháng 11.
- Một số doanh nghiệp Mỹ đáng chú ý sẽ công bố báo cáo tài chính trong tuần này bao gồm: Oracle (ORCL), GameStop (GME), Academy Sports and Outdoor (ASO), Dave & Buster’s Entertainment (PLAY), Petco Health and Wellness (WOOF), Oxford Industries (OXM), Designer Brands (DBI), Adobe (ADBE), Kroger (KR).
-
Dự báo triển vọng giá kim loại – tiền tệ cho ngày 09/09
Vàng: Giá vàng đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.466,518 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức R1 (2.518,743) và R2 (2.534,085). Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.466,518 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức S1 (2.488,057) và S2 (2.472,715).
Vùng hỗ trợ S1: 2.488,057
Vùng kháng cự R1: 2.518,743
Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3019 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức R1 (1,3181) và R2 (1,3236). Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,3019 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức S1 (1,3071) và S2 (1,3016).
Vùng hỗ trợ S1: 1,3071
Vùng cản R1: 1,3181
Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,10085, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức R1 (1,10854) và R2 (1,11242). Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,10085 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức S1 (1,10076) và S2 (1,09688).
Vùng hỗ trợ S1: 1,10076
Vùng cản R1: 1,10854
Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 146,253, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức R1 (147,019) và R2 (147,862). Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 146,253, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức S1 (145,333) và S2 (144,490).
Vùng hỗ trợ S1: 145,333
Vùng cản R1: 147,019
Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,35268 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức R1 (1,35393) và R2 (1,35857). Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,35268, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức S1 (1,34467) và S2 (1,34003).
Vùng hỗ trợ S1: 1,34467
Vùng cản R1: 1,35393
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán