Tổng hợp tin tức cho tuần từ 25/03 – 29/03 hãy cùng Giaodichtaichinh.com cập nhật nhanh những thông tin nổi bật trên thị trường quốc tế tuần này. Những sự kiện đáng chú ý nào sẽ được nhắc đến trong tuần giao dịch mới?

Tin tổng hợp tuần 25/03 – 29/03: Thị trường chờ đợi các dữ liệu lạm phát
Nội dung bài viết
Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính
Các chỉ số sau phiên 22/03
Chỉ số quan trọng | Điểm | Thay đổi so với phiên trước | Thay đổi trong 5 ngày | Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) | 5.234,18 | -0,14% | +2,29% | +2,86% |
NASDAQ (Mỹ) | 16.428,82 | +0,16% | +2,85% | +2,70% |
DOW JONES (Mỹ) | 39.475,90 | -0,77% | +1,97% | +0,88% |
DAX (Đức) | 18.205,94 | +0,15% | +1,50% | +4,52% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) | 40.888,43 | +0,18% | +5,63% | +4,58% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) | 3.048,03 | -0,95% | -0,22% | +1,44% |
HANG SENG (Hong Kong) | 16.499,47 | -2,16% | -1,32% | -1,35% |
5 cổ phiếu biến động mạnh nhất tại Phố Wall sau phiên 22/03
Cổ phiếu | Thay đổi | Giá hiện tại |
FedEx Corporation (FDX) | +7,35% | 284,32 USD |
NIKE, Inc. (NKE) | -6,90% | 93,86 USD |
Kohl’s Corporation (KSS) | -4,11% | 26,37 USD |
NVIDIA Corporation (NVDA) | +3,12% | 942,89 USD |
Macy’s, Inc. (M) | -2,60% | 20,25 USD |
Các sự kiện đáng chú ý trong tuần giao dịch từ 25/03 – 29/03
- Các dữ liệu lạm phát tại nhiều nước sẽ được công bố trong tuần này, cung cấp cho nhà đầu tư thêm thông tin về triển vọng kiểm soát giá cả. Tại Úc, số liệu lạm phát tháng 2 được dự báo sẽ tăng nhanh hơn trong bối cảnh lạm phát giá dịch vụ vẫn cao dai dẳng, không thể hạ nhiệt nhanh như lạm phát giá hàng hóa.
- Việc lạm phát nóng trở lại, sẽ gây áp lực, buộc Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) phải tiếp tục duy trì lãi suất thêm một thời gian nữa, trước khi tính đến chuyện cắt giảm để hỗ trợ đà tăng trưởng kinh tế.
- Tại Nhật Bản, dữ liệu lạm phát Tokyo sẽ được công bố vào thứ Sáu, chỉ một tuần sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tiến hành tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm, và chấm dứt chính sách lãi suất âm đã được áp dụng suốt 8 năm qua.
- Tâm điểm chú ý của thị trường sẽ là dữ liệu Chỉ số Giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Chỉ số PCE cốt lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) được dự báo đạt mức tăng theo tháng 0,3% trong tháng 2, sau khi đã đạt mức tăng mạnh nhất trong vòng một năm qua trong tháng 1.
- Giới đầu tư cũng sẽ dành sự chú ý tới các bình luận của một số quan chức FED trong tuần này, bao gồm Chủ tịch FED Jerome Powell, Chủ tịch FED Atlanta Raphael Bostic cùng các thống đốc FED Lisa Cook và Christopher Waller. Các bình luận sẽ cung cấp thêm manh mối về quan điểm của giới chức FED về lộ trình lãi suất.
- Một số thông tin đáng chú ý khác trong lịch trình kinh tế Mỹ bao gồm dữ liệu về doanh số bán nhà mới, số đơn đặt hàng lâu bền, báo cáo GDP điều chỉnh và báo cáo hàng tuần về số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
- Một số doanh nghiệp Mỹ đáng chú ý sẽ công bố báo cáo tài chính trong tuần này bao gồm: McCormick & Co. (MKC), TD SYNNEX (SNX), GameStop (GME), nCino Inc. (NCNO), Cintas (CTAS), Paychex (PAYX), Carnival (CCL), Jefferies Financial Group (JEF), Walgreens Boots Alliance (WBA), MSC Industrial Direct (MSM), và BRP Inc. (DOOO).
Dự báo triển vọng giá kim loại – tiền tệ cho ngày 29/03
Vàng: Giá vàng đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.169,58 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức R1 (2.181,99) và R2 (2.198,57). Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.169,58 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức S1 (2.153,00) và S2 (2.140,59).
Vùng hỗ trợ S1: 2.153,00
Vùng kháng cự R1: 2.181,99
Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2617 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức R1 (1,2659) và R2 (1,2717). Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,2617 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức S1 (1,2560) và S2 (1,2518).
Vùng hỗ trợ S1: 1,2560
Vùng cản R1: 1,2659
Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0826, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức R1 (1,0850) và R2 (1,0892). Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,0826 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức S1 (1,0784) và S2 (1,0760).
Vùng hỗ trợ S1: 1,0784
Vùng cản R1: 1,0850
Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 151,44, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức R1 (151,88) và R2 (152,30). Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 151,44, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức S1 (151,02) và S2 (150,58).
Vùng hỗ trợ S1: 151,02
Vùng cản R1: 151,88
Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3580 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức R1 (1,3640) và R2 (1,3675). Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,3580, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức S1 (1,3545) và S2 (1,3485).
Vùng hỗ trợ S1: 1,3545
Vùng cản R1: 1,3640
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán