Tổng hợp tin tức cho tuần từ 26/08 – 30/08 hãy cùng Giaodichtaichinh.com cập nhật nhanh những thông tin nổi bật trên thị trường quốc tế tuần này. Những sự kiện đáng chú ý nào sẽ được nhắc đến trong tuần giao dịch mới?

Tin tổng hợp tuần 26/08 – 30/08: Mỹ chuẩn bị công bố dữ liệu lạm phát PCE
Nội dung bài viết
1. Diễn biến các chỉ số chứng khoán chính
Các chỉ số sau phiên 23/08
Chỉ số quan trọng | Điểm | Thay đổi so với phiên trước | Thay đổi trong 5 ngày | Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) | 5.634,61 | +1,15% | +1,45% | +3,22% |
NASDAQ (Mỹ) | 17.877,79 | +1,47% | +1,40% | +3,00% |
DOW JONES (Mỹ) | 41.175,08 | +1,14% | +1,27% | +1,44% |
DAX (Đức) | 18.633,10 | +0,76% | +1,70% | +1,17% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) | 38.364,27 | +0,40% | +0,79% | +1,85% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) | 2.854,37 | +0,20% | -0,87% | -1,26% |
HANG SENG (Hong Kong) | 17.612,10 | -0,16% | +1,04% | +3,47% |
5 cổ phiếu biến động mạnh nhất tại thị trường chứng khoán Mỹ sau phiên 23/08
Cổ phiếu | Thay đổi | Giá hiện tại |
Macy’s, Inc. (M) | +5,21% | 15,96 USD |
Tesla, Inc. (TSLA) | +4,59% | 220,32 USD |
NVIDIA Corporation (NVDA) | +4,55% | 129,37 USD |
Kohl’s Corporation (KSS) | +4,11% | 19,74 USD |
Ford Motor Company (F) | +3,21% | 11,27 USD |
2. Các sự kiện đáng chú ý trong tuần giao dịch từ 26/08 – 30/08
- Tâm điểm chú ý của thị trường tài chính toàn cầu trong tuần này sẽ là các dữ liệu lạm phát quan trọng tại Mỹ và châu Âu. Các dữ liệu cho thấy lạm phát hạ nhiệt, cùng với những tín hiệu mới đây của giới chức các ngân hàng trung ương tại hội nghị Jackson Hole, sẽ có thể thúc đẩy xu hướng cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.
- Tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), dữ liệu lạm phát tháng 8 của toàn khu vực và các quốc gia thành viên sẽ lần lượt được công bố trong các ngày thứ Năm và thứ Sáu. Sau khi lạm phát bất ngờ nóng trở lại trong tháng 7, thị trường sẽ tập trung theo dõi các số liệu mới nhất, đặc biệt là lạm phát giá dịch vụ, để có thêm cơ sở xác định lộ trình lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
- Tại Mỹ, Chỉ số Giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) – thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ được công bố vào thứ Sáu. Chỉ số được kỳ vọng sẽ tiếp tục cho thấy áp lực lạm phát đang hạ nhiệt một cách bền vững về mức mục tiêu 2%, củng cố khả năng FED cắt giảm lãi suất.
- Một số dữ liệu kinh tế Mỹ đáng chú ý khác sẽ được công bố trong tuần này bao gồm, số đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền công bố vào thứ Hai, số liệu GDP quý II được điều chỉnh lần đầu, công bố vào thứ Năm cùng với báo cáo hàng tuần về số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
- Số liệu lạm phát tháng 7 của Úc công bố vào Thứ Tư có thể cho thấy lạm phát toàn phần đang quay trở lại phạm vi mục tiêu 2 – 3% của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) lần đầu tiên trong ba năm qua. Lạm phát hạ nhiệt sẽ giảm bớt áp lực lên RBA, trong bối cảnh các quan chức đang tính tới việc nâng lãi suất hơn nữa để kiềm chế giá cả.
- Bên cạnh đó, báo cáo lạm phát tháng 8 của Tokyo, dự kiến được công bố vào Thứ Sáu, có thể cung cấp thêm manh mối về triển vọng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).
- Những người theo dõi thị trường sẽ tập trung vào báo cáo tài chính từ một số công ty công nghệ hàng đầu, trong đó báo cáo của nhà sản xuất chip Nvidia vào thứ Tư thu hút sự chú ý lớn nhất. Ngoài ra, còn có báo cáo của Salesforce, HP vào thứ Tư và Dell vào thứ Năm.
- Một số doanh nghiệp Mỹ đáng chú ý sẽ công bố báo cáo tài chính trong tuần này bao gồm: Trip.com (TCOM), Bank of Montreal (BMO), Bank of Nova Scotia (BNS), Box (BOX), Ncino (NCNO), Nvidia (NVDA), Salesforce (CRM), Royal Bank of Canada (RY), CrowdStrike (CRWD), HP (HPQ), Okta (OKTA), Abercrombie & Fitch (ANF), Five Below (FIVE), Dell (DELL), Marvell Technology (MRVL), Autodesk (ADSK), Canadian Imperial Bank of Commerce (CM), Lululemon (LULU), Dollar General (DG), Ulta Beauty (ULTA), Birkenstock (BIRK)
3. Dự báo triển vọng giá kim loại – tiền tệ cho ngày 26/08
Vàng: Giá vàng đang có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 2.510,09 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức R1 (2.511,18) và R2 (2.512,87). Ngược lại, nếu vàng giảm xuống dưới mức 2.510,09 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức S1 (2.508,40) và S2 (2.507,31).
Vùng hỗ trợ S1: 2.508,40
Vùng kháng cự R1: 2.511,18
Cặp GBP/USD: Cặp GBP/USD đang giảm nhẹ nhưng đượ dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,32120 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức R1 (1,32163) và R2 (1,32249). Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,32120 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức S1 (1,32034) và S2 (1,31991).
Vùng hỗ trợ S1: 1,32034
Vùng cản R1: 1,32163
Cặp EUR/USD: Cặp EUR/USD đang giảm nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,11944, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức R1 (1,11990) và R2 (1,12050). Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,11944 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức S1 (1,11884) và S2 (1,11838).
Vùng hỗ trợ S1: 1,11884
Vùng cản R1: 1,11990
Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 144,287, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức R1 (144,445) và R2 (144,596). Ngược lại nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 144,287, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh các mức S1 (144,136) và S2 (143,978).
Vùng hỗ trợ S1: 144,136
Vùng cản R1: 144,445
Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,35026 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời quanh các mức R1 (1,35075) và R2 (1,35104). Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1,35026, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời quanh các mức S1 (1,34997) và S2 (1,34948).
Vùng hỗ trợ S1: 1,34997
Vùng cản R1: 1,35075
Thuật ngữ
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán