Giá vàng và dầu đồng loạt đi lên trong phiên chiều 12/8 khi các nhà giao dịch đang chờ đợi những thông tin kinh tế mới của Mỹ trong tuần này, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông leo thang.
Nội dung bài viết
Giá vàng châu Á tăng nhẹ
Sau khi “đi ngang” trong phiên sáng 12/8, giá vàng đã chuyển sang hướng tăng trong phiên chiều, khi các nhà đầu tư kỳ vọng bản báo cáo lạm phát quan trọng có thể làm sáng tỏ hơn động thái chính sách tiếp theo của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Vào lúc 14 giờ 48 phút (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tăng 0,2%, neo ở mức 2.435,33 USD/ounce và giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ không đổi ở mức 2.474,20 USD/ounce.

Tin vàng-dầu-Forex 12/8: “Vàng đen” tăng phiên thứ 5 liên tiếp
Dự kiến, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7 của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 14/8, với tỷ lệ tăng ước tính là 0,2% so với tháng trước đó. Chiến lược gia thị trường Yeap Jun Rong của công ty nghiên cứu IG nhận định, mặc dù triển vọng kinh tế Mỹ có vẻ đã tránh được nguy cơ suy yếu, nhưng nếu lạm phát tiếp tục tăng, dù ở mức nhẹ, nhiều khả năng giá vàng một lần nữa sẽ tăng lên ngưỡng kỷ lục mới.
Theo công cụ FedWatch của công ty CME, các thị trường kỳ vọng 54% khả năng Fed sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản của lãi suất tại cuộc họp tháng 9. Trong môi trường lãi suất thấp, vàng sẽ là tài sản thu hút sự chú ý của người mua nhiều hơn so với một số loại tài sản có giá trị khác.
Giá dầu châu Á tiếp tục đà tăng
Vào lúc 14 giờ 35 phút (giờ Việt Nam), giá dầu Brent Biển Bắc tăng 28 xu USD, tương đương 0,4%, lên 79,94 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 42 xu USD, tương đương 0,6%, lên 77,26 USD/thùng.
Giá dầu tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp, được hậu thuẫn bởi những lo ngại về sự leo thang căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông.
Chuyên gia Tony Sycamore của công ty phân tích thị trường IG nhận định, những dữ liệu kinh tế mới tích cực của Mỹ đã phần nào xoa dịu nỗi lo về nguy cơ suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới, làm chậm đà tăng trưởng của giá dầu.
Tuy nhiên, giá “vàng đen” vẫn được hỗ trợ mạnh mẽ bởi nguy cơ leo thang xung đột giữa Israel và Palestine, sau khi Chính phủ Iran và phong trào Hezbollah tại Liban tuyên bố sẽ trả đũa các vụ ám sát xảy ra ngày 31/7 đối với hai nhân vật cấp cao của phong trào Hamas và Hezbollah.
Forex: Chỉ số DXY duy trì trên mức 103,00
Biểu đồ hàng ngày của Chỉ số DXY
Phân tích biểu đồ hàng ngày cho thấy chỉ số DXY đang củng cố trong một nêm giảm dần, cho thấy xu hướng giảm giá. Một động thái hướng tới phần hẹp hơn của nêm giảm dần có thể báo hiệu một sự đảo ngược xu hướng có thể xảy ra.
Chỉ báo Phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD) chỉ ra động lực giảm giá, với đường MACD nằm dưới cả đường tín hiệu và đường trung tâm. Sự hội tụ của đường MACD nằm dưới đường tín hiệu sẽ cho thấy khả năng suy yếu của động lực giảm giá đối với chỉ số DXY.
Ngoài ra, Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) 14 ngày củng cố trên mức 30, cho thấy khả năng sắp xảy ra một đợt điều chỉnh. Một đợt tăng tiếp theo lên mức 50 sẽ báo hiệu triển vọng giảm giá suy yếu.
Trái lại, đồng bạc xanh có thể kiểm tra ngưỡng hỗ trợ chính ở rìa dưới của nêm giảm dần quanh mức 102,90. Việc phá vỡ dưới mức này có thể làm tăng áp lực giảm, có khả năng dẫn dắt chỉ số DXY kiểm tra lại mức thấp nhất trong 6 tháng là 102,17, được ghi nhận vào ngày 5/8.
Về khả năng kháng cự, chỉ số DXY có thể phải đối mặt với rào cản ngay lập tức xung quanh Đường trung bình động hàm mũ (EMA) 9 ngày ở mức 103,39, tiếp theo là ranh giới trên của mô hình nêm giảm dần quanh 103,60. Việc vượt qua mức này có thể đẩy chỉ số DXY kiểm tra lại mức cao nhất trong 6 tuần là 104,80, được ghi nhận vào ngày 30/7.
Yến Anh