Home Tài chính cá nhânTiết kiệm Bạn cần có bao nhiêu tiền ở các độ tuổi 20,30,40, 50?

Bạn cần có bao nhiêu tiền ở các độ tuổi 20,30,40, 50?

by Ban Biên Tập GDTC

Nhiều người có đến hàng tỷ đồng trong tài khoản khi về hưu, nhưng cũng không ít người phải chật vật mưu sinh cơm áo gạo tiền và toan tính cho từng bữa ăn một dù đã quá tuổi xế chiều. Tích lũy luôn là một bài toán đòi hỏi kế hoạch chi tiết và quyết tâm hành động cho từng giai đoạn. Theo báo cáo của Công ty dịch vụ tài chính Fidelity, mặc dù việc tích lũy càng nhiều tiền càng tốt, nhưng có một số mốc quan trọng mà bạn có thể xem xét để biết liệu mình có đủ tiền sống thoải mái sau khi về hưu hay không. Hãy cùng Giao Dịch Tài Chính tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

so-tien-can-co-o-cac-do-tuoi-1

Mỗi độ tuổi cần có một kế hoạch tích lũy riêng

20 tuổi

Mức tài sản đề xuất: 0 USD (0 VNĐ) hoặc ít hơn

Nếu bạn sở hữu một số tài sản từ 0 USD trở lên khi bạn 20 tuổi, điều đó có nghĩa là bạn đang thực hiện tốt hơn rất nhiều so với đồng trang lứa của bạn.

Lý do rất đơn giản: nhiều thanh niên khác phải gánh trên vai những khoản nợ tích tụ, chẳng hạn như khoản vay học đại học hoặc các khoản vay tiêu dùng…

Nếu bạn không đủ khả năng để trả các khoản vay này, cuộc sống của bạn sẽ tiếp tục bị vướng mắc trong vòng xoáy nợ nần trong tương lai.

Những việc cần làm:

  • Trước tiên, bạn cần đảm bảo trả đúng hạn các khoản nợ ngân hàng và không vay nhiều hơn mức cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao điểm tín dụng và tạo điều kiện để bạn được hưởng nhiều ưu đãi từ ngân hàng trong trường hợp bạn cần vay vốn sau này. Ngoài ra, bạn cần phân biệt rõ ràng giữa tài sản và tiêu sản để có thói quen chi tiêu hợp lý.
  • Thứ hai, hãy bắt đầu tiết kiệm tiền cho tuổi già, đặc biệt đối với những người không tham gia bảo hiểm xã hội. Điều này sẽ giúp bạn có một khoản tiền đáng kể để sử dụng sau khi về hưu. Ngay cả những người có thu nhập từ công việc cũng nên áp dụng thói quen này để có thể đối phó với bất kỳ khó khăn nào trong cuộc sống hưu trí.
  • Thứ ba, bạn có thể thử đầu tư vào thị trường chứng khoán. Đầu tư càng sớm, bạn sẽ càng nhanh chóng nhận được lợi nhuận kép, còn được gọi là “tiền sinh tiền”. Đây là điều mà Albert Einstein từng gọi là “kỳ quan thứ 8 của thế giới”, đã giúp Warren Buffett và nhiều người khác trở nên giàu có. Khi đầu tư vào loại tài sản này, tiền của bạn không biến mất mà tăng lên nhiều lần.
  • Thứ tư, hãy đầu tư vào tri thức. Bạn sẽ không thể đầu tư hoặc tiết kiệm hiệu quả nếu thiếu kiến thức về tài chính. Các cuốn sách hữu ích như “Nhà đầu tư thông minh” hoặc “Cha giàu cha nghèo” cũng là một loại tài sản có giá trị, giúp bạn nâng cao hiểu biết về tiền bạc của mình.

30 tuổi

Khối tài sản đề xuất: 13.900 USD (tương đương khoảng 317 triệu VNĐ)

Đến tuổi này, nên ưu tiên trả hết các khoản nợ còn tồn đọng từ trước. Nếu chưa thực hiện được, không cần quá lo lắng, vì phần lớn người cùng tuổi cũng chỉ có một số tiền nhỏ trong tài khoản.

Tuy nhiên, sau giai đoạn này, bạn sẽ gặp nhiều thách thức trong việc xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc. Cách bạn chi tiêu và đầu tư trong độ tuổi 20-30 sẽ quyết định mức độ thành công và giàu có sau này.

Những điều cần làm:

  • Trước tiên, hãy cố gắng duy trì một điểm tín dụng từ 700-750 bằng cách trả đúng hạn các khoản vay hàng tháng.
  • Thứ hai, tiếp tục tiết kiệm tiền cho tuổi già. Đặc biệt, nên nắm vững các ưu đãi thuế để tối ưu hóa tài sản của mình.
  • Thứ ba, học cách phân biệt giữa nợ tốt và nợ xấu. Nợ xấu là khi bạn vay tiền để mua những thứ không cần thiết như lô đề, quần áo, giải trí… Trong khi nợ tốt là khi bạn vay để mua các tài sản có khả năng sinh lời trong tương lai. Ở tuổi 30, hãy cố gắng trả hết nợ xấu còn tồn đọng.
  • Thứ tư, đừng chỉ tiết kiệm mà hãy dũng cảm đầu tư.
so-tien-can-co-o-cac-do-tuoi-2

Nên ưu tiên trả hết các khoản nợ còn tồn đọng từ trước ở tuổi 30

40 tuổi

Khối tài sản đề xuất: 140.000 USD (tương đương 3,2 tỷ VNĐ)

Đây là giai đoạn mà bạn nên sở hữu một khối tài sản đáng kể. Nếu bạn đầu tư thông minh ở độ tuổi 20-30, bạn sẽ nhận được những kết quả đầu tiên vào độ tuổi 40, thậm chí 50 sau này.

Đến thời điểm này, số tiền bạn đã tiết kiệm và đầu tư nên lớn hơn gấp ba lần mức lương hàng năm của bạn.

Quá trình đầu tư luôn có những thăng trầm; bạn chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi. Nếu bạn muốn an toàn, đầu tư dài hạn sẽ là chiến lược hiệu quả nhất. Hãy nhớ rằng, bất kể độ tuổi nào, cần phải cẩn trọng trong quyết định đầu tư.

Những điều cần làm:

  • Ở tuổi 40, bạn không cần phải chứng minh bản thân trước người khác. Vì vậy, hãy tránh tiêu tiền vào những bữa tiệc xa hoa, ngôi nhà sang trọng, quần áo thời trang… Hãy sống một cuộc sống đủ đầy và thoải mái, đó là mục tiêu bạn nên hướng đến.
  • Thứ hai, hãy hiểu rằng ở độ tuổi này, tài sản của bạn sẽ không tăng nhanh như trước. Những quyết định tài chính bạn đưa ra ở thời điểm này chưa phải là quyết định cuối cùng, nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến tương lai.
  • Thứ ba, đừng quên tiết kiệm tiền cho tuổi già. Chúng ta không bao giờ biết chuyện gì đang chờ đợi trong tương lai.

Trên 50 tuổi

Khối tài sản đề xuất: 168.000 USD (tương đương 3,8 tỷ VNĐ)

Có thể bạn chưa biết rằng 99,7% khối tài sản của tỷ phú Warren Buffett được tích lũy sau tuổi 52 thông qua những khoản đầu tư sinh lời. Ông là một ví dụ điển hình cho sự kỳ diệu của lãi kép trong đầu tư.

Tất nhiên, không phải ai cũng đã học cách đầu tư từ khi 11 tuổi để trở thành “cỗ máy in tiền” như Warren Buffett. Vì vậy, nếu bạn đã bỏ lỡ cơ hội làm giàu trong độ tuổi 30 hoặc thậm chí 40, bạn không nên nản lòng.

Ở độ tuổi này, lợi nhuận kép có thể đem lại khoản tiền thu về lớn hơn cả số tiền bạn đã đầu tư ban đầu.

  • Đầu tiên, hãy tiết kiệm ít nhất 5-8 lần thu nhập hàng năm của bạn. Ở độ tuổi này, bạn nên tạo một quỹ dự phòng khẩn cấp để đối phó với những tình huống bất ngờ không thể dự đoán được.
  • Thứ hai, đây là thời điểm bạn cần xác định những gì bạn muốn làm sau khi về hưu. Có người chỉ muốn thưởng thức cuộc sống thoải mái bên gia đình, trong khi người khác vẫn đam mê kiếm thêm thu nhập sau khi chấm dứt tuổi lao động.
  • Thứ ba, hãy bảo vệ bản thân và những người thân yêu xung quanh. Trong giai đoạn này, bạn là trụ cột của gia đình – không chỉ về mặt tài chính mà còn tinh thần. Vì vậy, đừng quên chăm sóc cho bản thân và gia đình bằng cách lập kế hoạch tương lai, viết di chúc, mua bảo hiểm,…
0 0 votes
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
cũ nhất
mới nhất vote nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us

DMCA.com Protection Status