Ngân hàng lớn nhất nước Đức, Deutsche Bank, chuẩn bị đóng cửa một số lượng lớn các chi nhánh do Postbank điều hành. Nguyên nhân là do ngân hàng này phải thu hẹp lại quy mô và “thanh lọc” những chi nhánh kém hiệu quả, tập trung phát triển một số chi nhánh chính.
Giữa bối cảnh nhiều trong số 550 chi nhánh của Postbank không kiếm được lợi nhuận trong một thời gian dài, Deutsche Bank, ngân hàng nắm giữ phần lớn cổ phần của Postbank, có kế hoạch đóng cửa 250 chi nhánh này vào giữa năm 2026.
Do còn hợp đồng dài hạn với Deutsche Post, chủ sở hữu cũ của Postbank, Deutsche Bank chưa thể đóng cửa ngay lập tức các chi nhánh làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên, việc đóng cửa có thể thực hiện được theo một thỏa thuận được đàm phán lại.
Thỏa thuận hợp tác mới với Deutsche Post quy định rằng, 1/3 số chi nhánh vẫn đang hoạt động của Postbank sẽ chuyển sang các chi nhánh ngân hàng độc quyền, ngừng cung cấp dịch vụ bưu chính. Theo Deutsche Bank, mô hình này sẽ được triển khai ở khoảng 100 chi nhánh.
Người phát ngôn của Deutsche Bank nói với tờ Handelsblatt của Đức rằng: “Postbank sẽ được phát triển thành ngân hàng di động đầu tiên trong trung hạn”. Ông nói thêm, khách hàng sẽ có thể sử dụng tất cả các sản phẩm của ngân hàng thông qua điện thoại di động hoặc máy tính bảng hoặc trong “mạng lưới chi nhánh được tái cơ cấu”.
Claudio de Sanctis, thành viên hội đồng quản trị và người đứng đầu mảng ngân hàng tư nhân tại Deutsche Bank, cho biết số lượng chi nhánh Deutsche Bank cũng sẽ bị cắt giảm. Deutsche Bank đề nghị mua thêm cổ phần của Postbank vào năm 2010, nâng tỷ lệ sở hữu của ngân hàng này tại Postbank từ 30% lên hơn 50%.
Trong tuần trước, các chuyên gia cho biết, Deutsche Bank có thể mất tài sản ở Nga nếu yêu cầu đòi bồi thường 258 triệu euro (khoảng 272 triệu USD) của Công ty RuKhimAlliance được chấp thuận.
Một trong những ngân hàng lớn nhất của Đức – Deutsche Bank có thể mất tài sản ở Nga nếu yêu cầu đòi bồi thường 258 triệu euro (khoảng 272 triệu USD) của Công ty RuKhimAlliance được chấp thuận. Deutsche Bank đã nêu điều này trong báo cáo hàng quý của mình.
Theo nguồn tin, ngân hàng tiếp tục giảm thiểu rủi ro ở Nga và ước tính tổng rủi ro là 1,3 tỷ euro, bao gồm rủi ro tín dụng 600 triệu euro và tiền gửi không đảm bảo tại Ngân hàng Trung ương LB Nga là 600 triệu euro.
RuKhimAlliance đã yêu cầu Deutsche Bank bồi thường 258 triệu euro với tư cách là người bảo lãnh hợp đồng xây dựng một nhà máy ở tỉnh Leningrad. Nguồn tin cho biết công ty đã tạm dừng hoạt động do lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU), nhưng nguyên đơn thông báo các lệnh trừng phạt chỉ ảnh hưởng đến thiết bị khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Công ty RuKhimAlliance cũng đã đệ đơn kiện Commerzbank đòi bồi thường 8 triệu euro và UniCredit với số tiền 46 triệu euro. Đại diện của các ngân hàng này tuyên bố họ không thể thanh toán do các lệnh trừng phạt, nhưng vào tháng 10, một tòa án ở Anh đã cấm RuKhimAlliance kiện họ ở Nga.
Mặc dù thống kê mới nhất cho thấy lợi nhuận giảm, nhưng số liệu trên đánh dấu quý có lãi thứ 13 liên tiếp của Deutsche Bank sau nhiều năm thua lỗ. Giám đốc điều hành (CEO) của Deutsche Bank Christian Sewing cho biết, các kết quả trên thể hiện đà tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định của hoạt động kinh doanh, trong khi vẫn duy trì kỷ luật về mặt chi phí.
Doanh thu của mảng ngân hàng đầu tư giảm 4% trong quý III, thấp hơn mức giảm dự báo 5%. Ngược lại, mức tăng doanh thu 21% của mảng ngân hàng doanh nghiệp đã vượt dự đoán, còn mức tăng 3% của mảng bán lẻ lại thấp hơn mức dự đoán 5%.
Deutsche Bank đã đưa ra dự báo doanh thu lạc quan hơn cho cả năm nay, ở mức 29 tỷ euro (30,73 tỷ USD), giới hạn trên trong khoảng doanh thu dự báo được đưa ra trước đó, vì ngân hàng này đã nâng dự báo doanh thu của mảng bán lẻ.
Các số liệu này đã củng cố các xu hướng trong lĩnh vực ngân hàng toàn cầu được thể hiện trong loạt báo cáo lợi nhuận trái chiều mới đây, trong đó cho thấy các ngân hàng đầu tư gặp khó với hoạt động mua bán và sáp nhập chững lại, trong khi lãi suất tăng lại là “đòn bẩy” cho các mảng khác.
Hoa Nguyễn