Home Kiến thức đầu tưTâm lý đầu tư Tâm lý đằng sau việc nắm giữ các khoản đầu tư tồi

Tâm lý đằng sau việc nắm giữ các khoản đầu tư tồi

by Ban Biên Tập GDTC

Nghiên cứu về quản lý tài chính cá nhân đã cho thấy rằng, mọi người thường bị chi phối bởi cảm xúc hơn là lập luận logic. Một ví dụ điển hình cho điều này là tình trạng giữ chặt lấy các khoản đầu tư không hiệu quả. Điều này xảy ra khi ai đó tiếp tục rót vốn vào một dự án hay tài sản đang thua lỗ, chỉ vì họ đã bỏ ra quá nhiều tiền bạc hoặc thời gian.

Tâm lý đằng sau việc nắm giữ các khoản đầu tư tồi

Tâm lý trader khi nắm giữ các khoản đầu tư tồi

Hành vi này được gọi là “ảo tưởng chi phí chìm”, nghĩa là mọi người cảm thấy cần phải đầu tư nhiều hơn vào thứ gì đó vì đã đầu tư quá nhiều vào đó rồi. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho tài chính. Bởi vì nó có thể dẫn đến những tổn thất lớn và làm lỡ mất các cơ hội khác.

Ở bài viết này, Giaodichtaichinh sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về tâm lý đứng sau việc giữ lấy các khoản đầu tư kém hiệu quả, cũng như đưa ra một số giải pháp để hạn chế thói quen này.

Biểu hiện tâm lý khi nắm giữ khoảng đầu tư kém hiệu quả

Khi nhắc đến tâm lý của những nhà giao dịch giữ chặt lấy các khoản đầu tư kém hiệu quả, có vài yếu tố chính đáng chú ý:

Nỗi sợ mất tiền

Nỗi sợ mất tiền là một trong những lý do chính khiến nhiều trader không dám từ bỏ các khoản đầu tư không còn hiệu quả. Khi đã đổ vào dự án một khoản tiền lớn, việc thừa nhận rằng dự án đó thất bại và có thể mất trắng là điều không hề dễ dàng.

Nỗi sợ này có thể khiến người ta không thể đưa ra các quyết định hợp lý. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhận thức là càng giữ lâu một khoản đầu tư tồi, khả năng lỗ càng cao. Thực tế, lựa chọn tốt nhất là chấp nhận thực tế sớm và tìm kiếm cơ hội đầu tư mới.

Nhu cầu xác nhận

Một nguyên nhân khác khiến các nhà đầu tư không dễ dàng từ bỏ là nhu cầu được xác nhận rằng quyết định trước đây là đúng.

Khi đã đầu tư nhiều thời gian và công sức, thừa nhận sai lầm có vẻ như là điều khó khăn, vì sợ rằng mình sẽ trông ngớ ngẩn hoặc kém cỏi. Tuy nhiên, mỗi người đều có thể mắc sai lầm và việc quan trọng là phải học hỏi từ chúng thay vì cố chấp lặp lại sai lầm.

Ngụy biện chi phí chìm

Ngụy biện chi phí chìm là tư tưởng cho rằng cần tiếp tục đầu tư vì đã bỏ ra quá nhiều. Đây là một lỗi logic khiến việc từ bỏ một khoản đầu tư tồi trở nên khó khăn, dù rõ ràng là nó không hiệu quả.

Quan trọng là phải nhận thức rằng số tiền và thời gian đã bỏ ra là không thể thu hồi. Đồng thời chỉ có thể đưa ra quyết định dựa trên tình hình hiện tại và triển vọng trong tương lai.

Chi phí cơ hội

Giữ lâu một khoản đầu tư kém cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư phải chịu chi phí cơ hội. Điều này có nghĩa là trong khi cố gắng cứu vãn khoản đầu tư không hiệu quả, bạn có thể bỏ lỡ những cơ hội khác có thể sinh lợi nhiều hơn.

Ví dụ, giữ một cổ phiếu kém có thể khiến bạn lỡ mất cơ hội đầu tư vào những cổ phiếu khác có triển vọng tăng trưởng tốt hơn.

Việc nắm giữ các khoản đầu tư tồi có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho tài chính cá nhân. Điều cần thiết là bạn phải đưa ra các quyết định dựa trên bằng chứng và tình hình thực tế hiện tại, chứ không phải dựa trên cảm xúc hoặc chi phí đã bỏ ra. Cắt lỗ sớm và chuyển hướng sang các cơ hội đầu tư mới là cách tốt nhất để bảo vệ và phát triển tài chính tương lai.

Tâm lý đằng sau việc nắm giữ các khoản đầu tư tồi

Một số biểu hiện tâm lý thường bắt gặp nhất

Chiến lược để từ bỏ các khoản đầu tư tồi

Việc nắm giữ lâu một khoản đầu tư tồi chỉ càng khiến nhà đầu tư càng thêm tổn thất. Vì vậy, điều quan trọng, bạn phải biết khi nào nên buông bỏ những khoản đầu tư này để tiết kiệm cả nguồn vốn và thời gian.

Đánh giá khoản đầu tư

Trước khi quyết định từ bỏ một khoản đầu tư, cần xem xét kỹ lưỡng tiềm năng và đánh giá liệu nó có đáng để tiếp tục đầu tư hay không. Hãy tự hỏi: “Khoản đầu tư này có mang lại lợi nhuận không?” và “Liệu nó có xứng đáng với thời gian và nguồn lực đã bỏ ra không?” Nếu câu trả lời là “không” cho bất kỳ câu hỏi nào, có lẽ đã đến lúc bạn cần phải từ bỏ.

Thực hiện cắt lỗ

Một nguyên tắc cơ bản trong đầu tư là biết cắt lỗ và để cho lợi nhuận chạy. Nếu nhận thấy mình đã đầu tư sai, bạn hãy dũng cảm cắt lỗ và chuyển hướng. Việc tiếp tục giữ một khoản đầu tư không hiệu quả có thể dẫn đến những thua lỗ lớn hơn và khó khôi phục.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Đa dạng hóa là chiến lược quan trọng trong đầu tư, giúp giảm thiểu tác động của những khoản đầu tư không thành công. Nếu có một danh mục đầu tư đa dạng, sự thất bại của một khoản đầu tư sẽ ít ảnh hưởng hơn so với việc bạn đặt tất cả nguồn vốn vào một nơi.

Tìm lời khuyên chuyên nghiệp

Nếu bạn không chắc chắn về cách xử lý một khoản đầu tư kém, việc tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia tài chính có thể là một bước đi thông minh. Họ có thể giúp bạn đánh giá các lựa chọn và đề xuất hành động tốt nhất.

Đừng dựa vào cảm xúc

Việc bị ràng buộc về mặt cảm xúc với một khoản đầu tư là điều dễ hiểu, đặc biệt nếu bạn đã bỏ ra nhiều công sức. Tuy nhiên, cảm xúc có thể làm lu mờ phán đoán và dẫn đến những quyết định không hiệu quả. Vì vậy, hãy cố gắng đưa ra quyết định dựa trên sự thật và logic, chứ không phải cảm xúc.

Tâm lý đằng sau việc nắm giữ các khoản đầu tư tồi

Chiến lược giúp bạn loại bỏ tâm lý đầu tư kém hiệu quả

Kết lại

Việc từ bỏ một khoản đầu tư không hiệu quả có thể thật khó khăn, nhưng điều cốt yếu là phải vượt qua cái bẫy của ngụy biện chi phí chìm. Bằng cách kiểm tra kỹ lưỡng các khoản đầu tư, chấp nhận cắt lỗ khi cần thiết, đa dạng hóa danh mục đầu tư, tìm kiếm ý kiến từ các chuyên gia tài chính và loại bỏ yếu tố cảm xúc khỏi quá trình ra quyết định, bạn sẽ có thể thoát khỏi những khoản đầu tư không sinh lời và đưa ra các quyết định đầu tư thông minh hơn trong tương lai.

Duy Thanh

0 0 votes
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
cũ nhất
mới nhất vote nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us

DMCA.com Protection Status