Home Tin tức Tiêu điểm thị trường chứng khoán tháng 5 – S&P 500 gần như đi ngang

Tiêu điểm thị trường chứng khoán tháng 5 – S&P 500 gần như đi ngang

Chỉ số S&P 500 khép phiên gần như đi ngang vào ngày thứ Hai (08/5), khi nhà đầu tư chờ đợi số liệu lạm phát quan trọng, bao gồm báo cáo chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 4 của Mỹ.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số S&P 500 nhích 0.05% lên 4,138.12 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tiến 0.18% lên 12,256.92 điểm. Trong khi, chỉ số Dow Jones lùi 55.69 điểm (tương đương 0.17%) xuống 33,618.69 điểm.

Nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu quan trọng sẽ gợi ý về lộ trình tương lai của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed): báo cáo CPI tháng 4 sẽ công bố vào ngày thứ Tư (10/5), tiếp theo là chỉ số giá sản xuất PPI công bố vào ngày thứ Năm (11/5).

Chứng khoán Mỹ đã trải quả một tuần đầy biến động khi chỉ số Dow Jones và S&P 500 ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2023. Chứng khoán Mỹ sụt giảm bất chấp đà tăng vào cuối tuần trước đã chứng kiến cổ phiếu các ngân hàng khu vực rút khỏi các mức đáy.

Mỹ thưởng 279 triệu đô la cho người tố giác sai phạm chứng khoán

Cuối tuần qua, Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) cho biết đã phát số tiền thưởng kỷ lục 279 triệu đô la Mỹ cho một người tố giác (tiếng lóng gọi là “người thổi còi”) đã tự nguyện cung cấp thông tin gốc giúp SEC và các cơ quan khác thực thi pháp luật. Tuy nhiên, theo chính sách hiện hành, SEC không tiết lộ tên người tố giác cũng như vụ việc liên quan.

Theo các định của SEC, người tố giác sẽ được thưởng từ SEC và các cơ quan khác nếu thông tin tố giác kịp thời và đáng tin cậy giúp thực thi thành công các hành động pháp lý. Số tiền thưởng sẽ ở mức 10-30% của khoản tiền phạt hơn 1 triệu đô la mà SEC thu được từ hành động thực thi pháp lý dân sự đối với bên vi phạm luật chứng khoán.

Fed cảnh báo rủi ro khủng hoảng tín dụng sau khủng hoảng ngân hàng Mỹ

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cảnh báo rằng tình trạng hỗn loạn ngân hàng gần đây có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tín dụng trên diện rộng và có nguy cơ làm chậm nền kinh tế Mỹ.

Khả năng xảy ra khủng hoảng tín dụng được cho là một trong những rủi ro lớn nhất hiện nay đối với hệ thống tài chính, thay vì là kịch bản có khả năng xảy ra nhất của Fed. Tuy nhiên, nó phản ánh sự lo lắng về tác động kinh tế vĩ mô của một trong những tháng hỗn loạn nhất đối với nền tài chính Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

0 0 votes
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us