Mục Lục
“Thanh khoản” là một thuật ngữ rất phổ biến trong thị trường tài chính chứng khoán. Đây là một cụm từ được các nhà giao dịch sử dụng hàng ngày. Thế nhưng, liệu bạn có thực sự đã hiểu đúng nghĩa của thuật ngữ này? Nếu chưa thể dám chắc, hãy cùng tham khảo các nội dung giải nghĩa tính thanh khoản là gì, và như thế nào là thanh khoản trong chứng khoán ở dưới đây nhé!
1. Tính thanh khoản là gì?
Tính thanh khoản (Liquidity), đây là khái niệm chỉ mức độ linh hoạt của một tài sản bất kỳ. Trong đó, khi thực hiện các hoạt động mua hoặc bán với tài sản này trên thị trường, thì giá thị trường của tài sản này sẽ không bị ảnh hưởng hay thay đổi.
Hiểu đơn giản hơn, thuật ngữ này chỉ khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản. Khi đó, tài sản có tính thanh khoản cao sẽ có khả năng chuyển đổi thành tiền dễ dàng. Giá chuyển đổi khi này cũng không thay đổi, chênh lệch so với giá thị trường tài sản đó. Ngược lại, tài sản thanh khoản thấp là các loại tài sản rất khó trao đổi trên thị trường. Lý do chính là do thị trường đang có rất ít người đang sở hữu những tài sản này, hoặc những người đã sở hữu tài sản cũng không có nhu cầu trao đổi thêm. Điều này dẫn đến, ít cơ hội mua bán, khả năng giao dịch tài sản trên thị trường đã thấp lại càng thấp.
Trong tài chính, tính thanh khoản là một trong các yếu tố cốt lõi để đánh giá các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính và sắp xếp hệ thống các ngân hàng thương mại. Nhà đầu tư dựa vào thanh khoản để tìm hiểu sự linh hoạt tài chính của một doanh nghiệp. Đánh giá cách xử lý vấn đề tài chính, cách giải quyết các vấn đề tiền tệ phát sinh.
Tính thanh khoản là gì? Tính thanh khoản cao là gì?
Ví dụ về tính thanh khoản của tiền mặt: Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Do bản chất tiền được sử dụng làm định lượng chính cho mọi hoạt động mua bán hiện tại. Tiền có thể được sử dụng để mua bán mọi loại mặt hàng, vật phẩm trên thị trường.
Bên cạnh đó, ta cũng có các loại tài sản khác có tính thanh khoản thấp như: Bất động sản, máy móc,… Đây là các loại tài sản cần thời gian để có thể chuyển đổi thành tiền. Do, không có quá nhiều đối tượng có nhu cầu mua bán hay sử dụng các sản phẩm này.
Tìm hiểu thêm: Mức ký quỹ là gì?
2. Tính thanh khoản của cổ phiếu
Tính thanh khoản của cổ phiếu là gì?
Tính thanh khoản của cổ phiếu là một trong những yếu tố đánh giá chính được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá một khoản đầu tư.
Tính thanh khoản của cổ phiếu được xác định dựa trên khả năng giao dịch với giá ổn định trong thời gian ngắn. Dựa vào đây, nhà đầu tư sẽ đánh giá một cổ phiếu có tính thanh khoản cao hay thấp. Các cổ phiếu có tính thanh khoản cao sẽ có khả năng ổn định giá, giao dịch dễ dàng. Ngược lại, cổ phiếu có tính thanh khoản thấp sẽ không phải là lựa chọn giao dịch tối ưu nhất.
Xem thêm: Ví điện tử là gì?
Dựa trên các thông tin này, chúng ta có thể thấy rõ được tầm quan trọng của tính thanh khoản cổ phiếu và giá cổ phiếu trước các giao dịch của nhà đầu tư như sau:
- Tính thanh khoản của cổ phiếu có vai trò quan trọng với khả năng sinh lời trong một giao dịch của nhà đầu tư. Thị trường thanh khoản càng cao, tức các nhà giao dịch càng có thêm khả năng để thực hiện giao dịch với cổ phiếu. Mức giá cổ phiếu qua mỗi phiên giao dịch cũng được đảm bảo và không có quá nhiều sự chênh lệch với giá thị trường.
- Tính thanh khoản của cổ phiếu ảnh hưởng đến quyết định giao dịch.
- Khi giá và thanh khoản của một cổ phiếu cùng tăng đồng thời. Điều này có nghĩa là sức mua cổ phiếu này đang rất lớn. Các nhà đầu tư có thể tận dụng sức mua này để gia tăng lợi nhuận.
- Giá cổ phiếu tăng, những thanh khoản thấp hoặc giảm xuống. Đây là bẫy tăng giá, khi này các cổ phiếu không có động lực để tăng giá và rất có thể giá sẽ giảm trở lại trong tương lai gần.
- Giá cổ phiếu giảm nhưng thanh khoản tăng. Đây là dấu hiệu của một phiên xả hàng mà các nhà đầu tư cần lưu ý.
- Giá cổ phiếu và thanh khoản cổ phiếu đều được giữ ở mức thấp. Đây là một tín hiệu tốt. Khi này, giá cổ phiếu đang được giữ lại và khó có thể được bán ra với mức giá thấp.
Bạn đọc có thể tìm đọc thêm về “Tính thanh khoản giảm dần là gì?” và “Tính thanh khoản cao là gì?” để hiểu rõ hơn về bẫy tăng giá và tìm ra những chiến lược đầu tư cổ phiếu tối ưu nhất.
3. Tính thanh khoản trong chứng khoán là gì?
Tính thanh khoản của chứng khoán là gì? Tính thanh khoản chứng khoán là gì?
Tính thanh khoản trong chứng khoán có nghĩa chỉ khả năng chuyển đổi của một sản phẩm chứng khoán sang tiền mặt và từ tiền mặt sang một sản phẩm chứng khoán.
Trong đó, các sản phẩm chứng khoán có tính thanh khoản càng cao. Tức, sản phẩm chứng khoán đó càng có khả năng mua đi bán lại một cách dễ dàng. Giá sau mỗi phiên giao dịch cũng ít bị biến động và không ảnh hưởng đến giá thị trường.
Tính thanh khoản của các sản phẩm chứng khoán càng cao sẽ càng có lợi cho nhà đầu tư. Việc chuyển đổi các tài sản chứng khoán này thành tiền mặt khi cần thiết được thực hiện dễ dàng. Do đó, các sản phẩm chứng khoán thanh khoản cao luôn là ưu tiên của mọi nhà đầu tư. Ngoài ra, tính thanh khoản cao cũng cho thấy sự năng động của một thị trường giao dịch. Thị trường càng năng động càng có khả năng phát triển và đáng đầu tư.
Tìm hiểu thêm: Lãi suất kép là gì?
4. Các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của cổ phiếu và thị trường chứng khoán
Tính thanh khoản của cổ phiếu và thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố chính:
- Những con số tài chính: Với một doanh nghiệp, các con số tài chính chính là tấm gương phản chiếu chính xác nhất. Các nhà đầu tư có thể dựa trên các con số tài chính này để đánh giá chính xác về tình hình hoạt động sản xuất hay kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm năng phát triển luôn có hoạt động đầu tư tốt. Nhờ đó, tính thanh khoản của các sản phẩm luôn được ổn định.
- Quy định, chính sách từ Nhà nước: Đây là các yếu tố có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế vĩ mô, các quy định của các cơ quan quản lý có thể dễ dàng tác động tới tính thanh khoản của cổ phiếu một cách gián tiếp qua việc tác động lên doanh nghiệp.
- Các nhà đầu tư từ nước ngoài: Theo quy định của nước ta về các nhà đầu tư nước ngoài, NĐT nước ngoài chỉ có thể mua tối đa 49% cổ phiếu của một doanh nghiệp và tối đa 30% cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần. Điều này tạo nên rất nhiều hạn chế về lựa chọn cho nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư trong nước cũng có ít cơ hội để tiếp cận cổ phiếu nước ngoài hơn.
- Tâm lý nhà đầu tư: Các nhà đầu tư là nhân tố quyết định trực tiếp đến sức mua, sức bán trên thị trường. Do đó, tâm lý chi tiền khi thị trường khởi sắc và rút tiền khi thị trường giảm điểm có thể gây ra rất nhiều sự biến động về giá cổ phiếu và tính thanh khoản tại thời điểm đó.
Tâm lý của các nhà đầu tư ảnh hưởng đến tính thanh khoản
5. Cách xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
5.1 Khối lượng giao dịch
Nhà đầu tư có thể dựa vào khối lượng giao dịch cổ phiếu để xác định tính thanh khoản. Ví dụ, với một cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn, trên 100.000 cổ phiếu/ phiên. Đây là cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Ngoài ra, nhu cầu bán tăng cao cũng giúp cổ phiếu tạo được tính thanh khoản cao khi đó.
Ngược lại, đối với các cổ phiếu không được nhiều nhà đầu tư giao dịch việc chuyển đổi cổ phiếu thành tiền cũng khó khăn hơn. Khi này khối lượng giao dịch sẽ giảm mạnh.
5.2 Chênh lệch giá mua và giá bán
Việc người mua chấp nhận những mức giá gần với mức bán đặt ra cho thấy nhu cầu sở hữu cổ phiếu đang tăng. Điều này là tốt, bởi cổ phiếu khi này có tính thanh khoản cao. Ngược lại, khi giá mua cao hơn giá bán quá nhiều cho thấy cổ phiếu không có thanh khoản. Cổ phiếu có tính thanh khoản thấp thì khoản chênh lệch giá mua – bán càng cao.
Ví dụ về thanh khoản của VNM: Trong phiên giao dịch dưới đây, chênh lệch giữa giá bán min và giá mua max của cổ phiếu VNM chỉ là 100 đồng. Khối lượng giao dịch khi này cũng rất lớn, 1,151 triệu cổ phiếu. Điều này cho thấy tính thanh khoản của VNM đang rất cao.
Ví dụ về chênh lệch giá mua – bán của VNM cho thấy tính thanh khoản cao
5.3 Vòng quay cổ phiếu – Công thức tính vòng quay cổ phiếu
Công thức tính vòng quay cổ phiếu: Vòng quay cổ phiếu = Lượng cổ phiếu giao dịch trong kỳ/ Lượng cổ phiếu lưu hành trong kỳ
Trong đó, khối lượng giao dịch cổ phiếu là phản ánh của nhu cầu mua bán trên thị trường. Còn khối lượng lưu hành chính là số cổ phiếu được niêm yết và cho phép giao dịch. Tỷ lệ vòng quay cổ phiếu càng cao cho thấy khối lượng giao dịch cổ phiếu đang rất lớn. Và sản phẩm đang được rất nhiều người quan tâm.
Ví dụ: Công ty A có 5 triệu cổ phiếu niêm yết lưu hành vào tháng 1. Số cổ phiếu được giao dịch trong tháng là 50 triệu. Vòng quay cổ phiếu khi này là 10, tức tính thanh khoản của cổ phiếu công ty A cao.
Trên đây là bài viết giải nghĩa về tính thanh khoản là gì và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản cổ phiếu mà các nhà đầu tư cần lưu ý. Một lần nữa chúng tôi mong rằng những thông tin phía trên đã có thể giải đáp được thắc mắc của bạn đọc về vấn đề. Ngoài ra, nếu như còn bất cứ câu hỏi nào khác muốn được giải đáp, xin hãy để lại một bình luận ở phía dưới để cùng bàn luận thêm nhé!