Home Kiến thức đầu tư Đường Trendline là gì? Cách vẽ đường xu hướng trên biểu đồ chứng khoán

Đường Trendline là gì? Cách vẽ đường xu hướng trên biểu đồ chứng khoán

by J. L

Đường Trendline là một chỉ báo quan trọng dùng để xác định xu hướng tăng hay giảm của thị trường, trên biểu đồ chứng khoán. Đường xu hướng không chỉ giúp bạn nhận biết được thị trường đang là sóng tăng (Uptrend) hay sóng giảm (Downtrend), mà còn giúp bạn xác định được thời điểm đặt lệnh mua bán thích hợp. Vậy đường xu hướng là gì? Cách vẽ đường xu hướng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Đường Trendline là gì? 3 cấu trúc của đường xu hướng

Đường trendline (hay đường xu hướng) là một công cụ phân tích kỹ thuật giúp xác định xu hướng giá của thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Trendline được tạo nên bằng các nối các điểm đảo chiều tăng hoặc các điểm đảo chiều giảm lại với nhau, qua đó tạo ra một đường thẳng thể hiện rõ xu hướng giá tăng hoặc giảm, từ đó đưa ra được nhận định về xu hướng giá tương lai.

đường xu hướng là gì

Cách xách định xu hướng trên biểu đồ chứng khoán

Do đó, trong trường hợp đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước thì có nghĩa là cổ phiếu đang trong xu hướng tăng và ngược lại. Ngược lại, nếu đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước thì có nghĩa là cổ phiếu đó đang vào xu hướng giảm. Tóm lại, chỉ cần so sánh đỉnh và đáy hiện tại so với đỉnh và đáy trước đó, nhà đầu tư sẽ biết ngay xu hướng cổ phiếu đó đang tăng hay giảm.

ví dụ đường xu hướng

Ví dụ về đường xu hướng trên biểu đồ giá

Ví dụ:

  • Nếu đỉnh 2 cao hơn đỉnh 1; đỉnh 3 cao hơn đỉnh 2;
  • Và đáy 2 cao hơn đáy 1 (như hình trên)

     ⇒ Thì cổ phiếu đang trong xu hướng tăng

Trong phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư thường gặp ba loại xu hướng chính trên biểu đồ giá khi sử dụng đường Trendline để xác định hướng đi của thị trường:

Uptrend (Xu hướng tăng)

Uptrend là xu hướng giá đi lên, thể hiện thị trường đang có sự tăng trưởng. Các đỉnh và đáy trong xu hướng này sẽ luôn cao hơn đỉnh và đáy trước đó. Khi nối lại các điểm đảo chiều tăng hoặc giảm này lại với nhau sẽ tạo nên đường Trendline tăng. Nhà đầu tư thường tìm kiếm cơ hội mua vào khi giá điều chỉnh về mức thấp hơn với kỳ vọng giá sẽ tăng trường trong tương lai.

trendline đường xu hướng

Đường trendline tăng (vẽ được trong xu hướng tăng)

Trong đó, đường xu hướng được nối lại thông qua các điểm đảo chiều tăng (hay các đáy), Đường xu hướng khi này đóng vai trò là đường hỗ trợ trong xu hướng tăng. Hay còn gọi là đường Trendline tăng. Ngược lại trong trường hợp nối các đỉnh lại tạo thành đường xu hướng tăng sẽ được gọi là đường kháng cự trong xu hướng tăng

Downtrend (Xu hướng giảm)

Downtrend là xu hướng giá đi xuống, cho thấy lượng bán ra của thị trường đang tăng cao. Ngược lại với xu hướng tăng, các đỉnh và đáy của xu hướng giảm sẽ luôn thấp hơn so với đỉnh và đáy của các điểm đảo chiều trước đó. Do đó trong xu hướng giảm, nhà đầu tư cần phải dựng được đường trendline càng sớm càng tốt, từ đó có thể đưa ra quyết định bán trước khi mức giá giảm xuống thấp hơn.

trendline giảm

Đường trendline giảm (vẽ được trong xu hướng giảm)

Đối với đường xu hướng được tạo thành bằng việc nối giữa các đỉnh liền nhau, lúc này nó sẽ đóng vai trò là đường kháng cự trong xu hướng giảm. Hay còn gọi là đường Trendline giảm.

Sideway (Xu hướng đi ngang)

Sideway hay xu hướng đi ngang xảy ra khi giá di chuyển trong một phạm vi hẹp mà không có hướng đi rõ ràng về tăng hay giảm. Mức giá của thị trường luôn giao động trong một khung kháng cự và hỗ trợ nhất định. Đường Sideway thường xuất hiện khi thị trường đang trong giai đoạn tích lũy, trước khi chuyển sang một xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng.

trendlien đi ngang

Đường Trendline đi ngang trên biểu đồ giá

Trên thực tế, giá thường không đi theo một đường thẳng mà có dạng gấp khúc hình Zigzag, tạo nên sự kết hợp giữa các xu hướng tăng, giảm, và đi ngang. Việc nhận diện đúng các loại xu hướng này giúp nhà đầu tư xác định chiến lược giao dịch phù hợp, như mua vào trong xu hướng tăng, bán ra trong xu hướng giảm, hoặc chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn khi thị trường đi ngang.

Áp dụng đường Trendline trong đầu tư chứng khoán

Đường Trendline không chỉ có ý nghĩa trong việc xác định xu hướng của thị trường, mà còn đóng vai trò là đường hỗ trợ hoặc kháng cự trong một xu hướng

Do đó, ta có thể sử dụng đường Trendline như một đường hỗ trợ, kháng cự trong 1 xu hướng cụ thể → để xác định điểm mua-bán hợp lý.

♦ Trong 1 xu hướng tăng: Bất cứ khi nào giá chạm đường Trendline thì sẽ có xu hướng bật lên tăng tiếp.

giao dịch theo trendline xu hướng tăng

MUA khi giá chạm đường xu hướng tăng

→ Vì vậy, ta có thể đặt lệnh MUA ngay tại vị trí khi giá chạm đường trendline trong xu hướng tăng

♦ Trong 1 xu hướng giảm: Bất cứ khi nào giá chạm đường Trendline thì sẽ có xu hướng tiếp tục giảm.

giao dịch theo trendline xu hướng giảm

BÁN khi giá chạm đường xu hướng giảm

→ Nếu cổ phiếu vào giai đoạn Downtrend, bạn có thể canh BÁN ngay khi giá cổ phiếu chạm đường Trendline.

Đây là 2 ứng dụng quan trọng nhất của đường xu hướng trong đầu tư chứng khoán: Đó chính là xác định điểm mua-bán chứng khoán thích hợp trong một xu hướng nhất định.

Cách vẽ đường xu hướng

Việc vẽ đường xu hướng (trendline) rất đơn giản.

Bạn chỉ cần làm như sau:

Bước 1: Xác định các đỉnh, đáy hiện tại

ví dụ đường xu hướng
Xác định các đỉnh – đáy hiện tại

Bước 2: Nối các đỉnh (hoặc đáy) liền nhau đó bằng 1 đường thẳng → là có thể xác định được xu hướng của giá trong khoảng thời gian nhất định.

Kết luận

Đường xu hướng là một chỉ báo tuyệt vời để xác định xu hướng giá của một cổ phiếu (hay một loại hàng hóa, tiền tệ bất kỳ). Có thể nói đường xu hướng là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật hữu hiệu phát triển dựa trên quy luật tâm lý của thị trường, mà bất kể khi nào giá chạm phải đường trendline sẽ có xu hướng bật ngược lại. Mong rằng những thông tin vừa rồi mà Giao Dịch Tài Chính cung cấp sẽ giúp các bạn có thể áp dụng hiệu quả khi giao dịch.

0 0 votes
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
cũ nhất
mới nhất vote nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us

DMCA.com Protection Status