Lý thuyết Dow là nền tảng của phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về xu hướng thị trường. Vậy lý thuyết Dow là gì và tại sao nó lại quan trọng? Hãy cùng Giaodichtaichinh khám phá những nguyên tắc cơ bản và ứng dụng lý thuyết down vào thực tế ngay bên dưới!
Nội dung bài viết
Lý thuyết Dow là gì? Nguồn gốc hình thành
Lý thuyết Dow là một học thuyết được phát triển bởi Charles Dow , một nhân vật nổi tiếng trong ngành chứng khoán Mỹ. Charles Dow là người sáng lập ra chỉ số Dow Jones và tờ báo Wall Street Journal danh tiếng (cùng với cộng sự Edward Jones). Lý thuyết Dow dựa trên tư tưởng và nhận định của Charles Dow trong thị trường chứng khoán rằng đường giá trong giao dịch phản ánh tất cả và không ai có thể thao túng xu hướng của thị trường. Điều này có nghĩa là mọi thông tin, tin tức, và sự kiện đều đã được phản ánh vào giá cổ phiếu hiện tại.
Xem thêm bài viết đầy đủ về Lý thuyết Dow trên Wikipeida

Charles_Henry_Dow : Cha đẻ của Lý thuyết Dow
Charles Dow đã đề xuất rằng thị trường có ba loại xu hướng: xu hướng chính (dài hạn), xu hướng phụ (trung hạn), và xu hướng nhỏ (ngắn hạn). Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác nhận xu hướng bằng các chỉ số khác nhau và khối lượng giao dịch. Sau khi ông qua đời, lý thuyết của ông được các nhà phân tích tài chính Phố Wall tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Từ đó lý thuyết Dow trở thành nền tảng cho phân tích kỹ thuật hiện đại. Đây cũng là cơ sở để phát triển các chỉ báo như MACD, sóng Elliott, chỉ số RSI…
6 nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow
Hãy cùng tìm hiểu các nguyên tắc cốt lõi của lý thuyết Dow để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung và trong forex nói riêng. Những nguyên tắc này không chỉ giúp bạn nhận diện các xu hướng thị trường mà còn cung cấp nền tảng vững chắc cho việc đưa ra quyết định đầu tư thông minh.
Nguyên tắc 1: Thị trường có ba xu hướng:
- Xu hướng chính (dài hạn) là xu hướng chủ đạo, thời gian kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Đây là xu hướng khó dự đoán và quan trọng nhất khi xác định thị trường. Đối với xu hướng chủ đạo này có thể là bullish (tăng) hoặc giảm (bearish).
- Xu hướng thứ cấp (trung hạn) là những đợt điều chỉnh của xu hướng chính thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Nhà đầu tư thường kết hợp phân tích xu hướng thứ cấp với sóng Elliott để xác định thị trường. Bên cạnh đó, xu hướng phụ hay đi ngược lại với xu hướng chính.
- Xu hướng nhỏ (ngắn hạn) là những biến động nhỏ trong xu hướng thứ cấp, kéo dài từ vài giờ, vài ngày, từ 1-2 tuần. Xu hướng này phổ biến hơn ở các thị trường như Forex và Crypto. Xu hướng ngắn hạn thông thường cũng có biến động ngược với xu hướng thứ cấp.

Nguyên tắc 1: Thị trường có 3 xu hướng
Nguyên tắc 2: Xu hướng chính phát triển theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn tích lũy: Đây là giai đoạn bắt đầu với các biến động rất chậm, ít biến động. Nhà đầu tư sẽ bắt đầu mua vào khi giá còn thấp, ít rủi ro.
- Giai đoạn tăng trưởng: Khi tích lũy đủ cổ phiếu, nhà đầu tư xác định được các tín hiệu tích cực về giá. Thị trường bắt đầu tăng mạnh và bùng nổ. Nhà đầu tư đã có vị thế trong thị trường này sẽ thu được lợi nhuận lớn từ sự tăng trưởng của giá cổ phiếu.
- Giai đoạn quá độ: Khi giá cổ phiếu tăng đến một mức nhất định, thị trường bước vào giai đoạn quá độ. Nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ bán ra cho các nhà đầu tư mới vào thị trường. Từ nguồn cung tăng lên, bán tháo cổ phiếu dẫn đến việc giá cổ phiếu bắt đầu giảm.

3 giai đoạn của xu hướng chính theo lý thuyết Dow
Nguyên tắc 3: Thị trường phản ánh tất cả thông tin
Mọi thông tin, tin tức, sự kiện kinh tế đều đã được phản ánh vào giá cổ phiếu hiện tại. Thị trường luôn tự điều chỉnh dựa trên thông tin
Nguyên tắc 4: Khối lượng giao dịch xác nhận xu hướng
Khối lượng giao dịch tăng cùng chiều với xu hướng chính cho thấy xu hướng đó có độ tin cậy cao. Khi giá tăng mà khối lượng giao dịch cũng tăng, xu hướng tăng được xác nhận và ngược lại.
Nguyên tắc 5: Các chỉ số trung bình thị trường phải xác nhận lẫn nhau
Theo lý thuyết Dow, sự thay đổi xu hướng thị trường chỉ được xác nhận khi các chỉ số chính (như chỉ số công nghiệp và chỉ số vận tải) cùng thể hiện những tín hiệu tương tự. Nếu chỉ một chỉ số cho thấy dấu hiệu đảo chiều mà chỉ số kia không, thì xu hướng hiện tại vẫn được coi là đang tiếp diễn.
Nguyên tắc 6: Xu hướng được duy trì cho đến khi có tín hiệu đảo chiều rõ ràng
Một xu hướng sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi có tín hiệu rõ ràng về sự đảo chiều. Nhà đầu tư cần chờ đợi các tín hiệu này trước khi thay đổi chiến lược giao dịch.
Lý thuyết Dow giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về cách xác định và theo dõi các xu hướng thị trường, tạo nền tảng cho phân tích kỹ thuật và đưa ra quyết định đầu tư chính xác.
Ứng dụng xác định xu thế chính theo lý thuyết Dow:
Để hình dung rõ hơn về cách xác định xu hướng theo lý thuyết Dow, cùng Giaodichtaichinh tìm hiểu ví dụ bên dưới.
Trong bài trươc về kháng cự – hỗ trợ, giả sử xu thế cấp 1 là xu thế tăng, giá phá cản phá vùng kháng cự (cho giá ban đầu vùng này 1$), tìm một vùng giá mới cao hơn (cho giá vùng này là 5$), thể hiện cho một xu hướng tăng, xu thế cấp 2 chính là sự chốt lời, hoặc phe canh bán xuống làm giá giảm điều chỉnh về lại quanh vùng cản đã phá trước đó (cho giá vùng này nằm khoảng 1$ đến 3$), Vậy xu thế cấp 1 chỉ tiếp diễn khi và chỉ khi giá được giao dịch vượt qua ngưỡng 5$, xu thế cấp 1 lúc này mới được khẳng định là xu thế chính tăng tiếp.
Giải đáp được câu hỏi làm sao có thể xác định được đâu là xu thế cấp 1 ở trên, xu thế cấp 1 có thể là xu thế tăng hoặc xu thế giảm, xu thế cấp 1 tiếp diễn khi và chỉ khi phá cản tiếp tục duy trì xu hướng chính.
Ví dụ ở một chu kì tăng, giá phá cản thể hiện xu hướng tăng (xu thế cấp 1 hình thành, là xu thế tăng), sau đó giảm điều chỉnh, xong lại tiếp tục lên phá cản thể hiện xu hướng tăng tiếp, xu thế cấp 1 lúc này tiếp tục được hình thành.(ảnh minh hoạ trong bài viết)

Cấp 1 là xu thế tăng
Ngược lại cho một chu kì giảm, giá thủng cản thể hiện xu hướng giảm (xu thế cấp 1 hình thành, là xu thế giảm), sau đó tăng điều chỉnh, xong lại tiếp tục tụt xuống thủng cản thể hiện xu hướng giảm tiếp, xu thế cấp 1 lúc này tiếp tục được hình thành.

Phá cản theo Dow và phá cản theo kháng cự hỗ trợ thông thường
Phương pháp giao dịch theo lý thuyết Dow:
Sau khi xác định được kháng cự – hỗ trợ, việc tiếp theo chúng ta áp dụng lý thuyết dow, xác định được xu thế cấp 1, cấp 2, entry (điểm vào lệnh) sẽ là các vùng giá breakout, phá vùng kháng cự, hoặc thủng vùng hỗ trợ, để ra quyết định tương ứng với lệnh buy, sell. Trọng điểm của lý thuyết dow, là đánh theo xu hướng chính, tức thuận xu hướng.
.

Điểm vào (Entry) lệnh Buy theo lý thuyết Dow

Điểm vào (Entry) lệnh Sell theo lý thuyết Dow
Kết hợp bài kháng cự – hỗ trợ và lý thuyết dow, chúng ta đã có thể tự xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch có xác suất thắng cao.
Nhưng hãy nhớ, trong giao dịch, điểm cốt yếu là cần thấy giá được xuyên phá, tức “TRADE WHAT YOU SEE, NOT WHAT YOU THINK”. Việc nhận định và quyết định là 2 sự khác nhau trong kiếm tiền ở thị trường tài chính này.
Thêm một điều nữa, giữa việc phân tích và kiếm được tiền, nó lại là hai phạm trù khác nhau, cho nên phân tích tốt chưa hẳn kiếm được tiền, chứ đừng nói đến việc không biết phân tích. Khi kiến thức đủ vững, thêm tâm lí giao dịch tốt, thì chúng ta chủ động nắm được phần thắng về mình. Trong bài này điểm quan trọng cần xác định đâu là phá cản theo dow, đâu là phá cản theo kháng cự hỗ trợ.
Trường hợp dow fake: Giá phá cản nhưng không tiếp tục xu hướng chính mà quay ngược trở lại. Đây là điều thường xuyên xảy ra trên thị trường. Hầu hết những trường hợp Fake có thể là một “Bẫy Giá” trong giao dịch, hiện tượng “Cá mập” thao túng thị trường… Sau khi học thêm fibonacci, phân kì hội tụ, yếu tố kinh nghiệm trong giao dịch sẽ nhận ra và tận dụng được “Bẫy Giá” để trở thành tuyệt chiêu của mình. Đây là phần nâng cao sẽ chia sẻ sau với các bạn muốn tìm hiểu sâu hơn.
Để xác định được Dow, cần xác định được các vùng cản là kháng cự – hỗ trợ, các chu kì tăng giảm.
Dow chỉ theo một cấu trúc: 1-2-1, tham khảo các hình ảnh minh hoạ ở trên.
Tuy những hình ảnh trong bài viết nhìn thì có vẻ đơn giản, nhưng bạn hãy tập trung suy nghĩ để hiểu được ẩn ý trong đó, đặc biết phân biệt được đâu là phá cản theo Dow và đâu là phá cản theo kháng cự hỗ trợ thông thường.
H2: Ưu điểm và hạn chế khi áp dụng lý thuyết Dow
Ưu điểm:
- Cung cấp nền tảng cho phân tích kỹ thuật hiện đại
- Giúp nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường tổng thể
- Đơn giản và dễ hiểu, phù hợp với nhiều nhà đầu tư
- Có thể áp dụng cho nhiều loại thị trường và khung thời gian
Hạn chế:
- Không phải lúc nào cũng xác định chính xác điểm đảo chiều thị trường
- Có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội giao dịch do xác định xu hướng chậm
- Không tính đến các yếu tố cơ bản và tâm lý thị trường
- Khó xác định chính xác giai đoạn của xu hướng
- Có thể tạo ra tín hiệu giả trong thị trường đi ngang
- Không phù hợp cho giao dịch ngắn hạn
Mặc dù có những hạn chế, Lý thuyết Dow vẫn là một công cụ hữu ích để hiểu xu hướng tổng thể của thị trường. Nhà đầu tư nên kết hợp nó với các phương pháp phân tích khác để có cái nhìn toàn diện hơn.
Lưu ý khi ứng dụng lý thuyết Dow
Khi áp dụng lý thuyết Dow trong thị trường Forex, cần lưu ý một số điểm sau:
Lý thuyết Dow không dự đoán trước tương lai chỉ giúp nhà đầu tư xác định thị trường.
Lý thuyết Dow có thể bị tâm lý nhà giao dịch chi phối: Tâm lý nhà giao dịch cũng có thể ảnh hưởng đến xu hướng thị trường.
Các nhà đầu tư nên kết hợp lý thuyết Dow với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để có cái nhìn toàn diện hơn về thị trường.
Trong Forex, các chỉ số dẫn dắt như chỉ số Dow Jones, S&P 500 không phản ánh chính xác tình hình kinh tế tổng thể của Forex. Nhà giao dịch cần tìm hiểu và diễn giải các chỉ số trên trong bối cảnh của thị trường Forex.
Kết luận
Tóm lại, lý thuyết Dow là nền tảng cơ bản của phân tích kỹ thuật cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về xu hướng thị trường. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã nắm được lý thuyết Dow là gì và 6 nguyên tắc cơ bản.
Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu về Trendline – Đường xu hướng và phương pháp áp dụng trong giao dịch. Đừng quên theo dõi Giaodichtaichinh để cập nhật những thông tin hữu ích nhất về kiến thức đầu tư, tài chính.
:)) đọc biết ngay đồng đạo cùng 1 thầy mà ra