Home Tài chính cá nhânTiết kiệm Mách nhỏ 06 tips tiết kiệm siêu hiệu quả cho sinh viên

Mách nhỏ 06 tips tiết kiệm siêu hiệu quả cho sinh viên

Tiết kiệm tiền không chỉ áp dụng cho một nhóm đối tượng cụ thể hoặc một thời điểm nhất định. Ngay từ khi còn là học sinh, sinh viên trên ghế nhà trường, chúng ta nên nhận thức và hình thành thói quen tiết kiệm để có thể sớm đạt được các mục tiêu cá nhân. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả giúp sinh viên có cuộc sống ổn định, thiết lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng và phát triển kỹ năng quản lý tài chính.

Dùng phương tiện công cộng để giảm chi phí đi lại

Ở các thành phố như Hà Nội, TPHCM và các địa điểm lớn khác, xe buýt là phương tiện phổ biến và tiện lợi cho người dùng. Với mức giá vé từ 7.000 VNĐ – 10.000 VNĐ/vé/tuyến, bạn có thể di chuyển đến trường học hoặc bất kỳ địa điểm nào có dịch vụ xe buýt với một cách an toàn. Việc này giúp bạn tiết kiệm chi phí đi lại, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và giảm ùn tắc giao thông. Đặc biệt, khi đăng ký vé xe buýt hàng tháng, sinh viên được ưu tiên giảm giá lên đến 50%. Hãy tận dụng ưu đãi này để giảm bớt chi phí đi lại.

Ngoài ra, nếu bạn ở gần trường học, hãy xem xét đi bộ hoặc sử dụng xe đạp để đến trường. Để thực hiện điều này, nên tìm thuê nhà trọ ở vị trí cách trường khoảng 2km để tiết kiệm chi phí di chuyển.

Phải phân biệt giữa “Cần” và “Thích”

Sự khác biệt giữa “thích” và “cần” là điều rất quan trọng trong việc quản lý tài chính. Ví dụ, bạn có thể “thích” một chiếc iPhone mới nhưng thực tế thì bạn chỉ “cần” một chiếc điện thoại đơn giản để thực hiện cuộc gọi và lướt web, mà giá thành chỉ bằng khoảng một nửa so với chiếc iPhone đó. Vì vậy, hãy hiểu rõ những thứ mà bạn thực sự “cần” chứ không chỉ là những thứ mà bạn “thích”. Luôn nhớ rằng bạn là sinh viên và chi tiêu của bạn cần phải được giới hạn.

Cố gắng học tập, hạn chế tối đa việc rớt môn

Việc học lại và thi lại là một tình huống oái ăm thường gặp đối với sinh viên. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này thường là do thiếu sự tập trung vào việc học, đi học như đi chơi, chỉ đến lớp để điểm danh hoặc bỏ học để đi chơi, dẫn đến kết quả học tập ngày càng suy giảm. Thông thường, học phí cho việc học lại và thi lại thường cao hơn khoảng 1,5 – 2 lần so với lần học ban đầu, vì vậy nếu không thi qua môn, sinh viên sẽ phải chi tiêu thêm một khoản tiền lớn để thi lại.

Tuy nhiên, nếu bạn chú trọng vào việc học từ đầu, có kết quả học tập tốt, bạn đã tiết kiệm được chi phí cho việc học lại. Thậm chí, nếu bạn có kết quả học tập xuất sắc, bạn có thể nhận được học bổng từ trường và có một bảng điểm đẹp.


Để tránh việc phải học lại và thi lại, bạn có thể áp dụng một số kinh nghiệm sau: tham gia lớp học đầy đủ, tập trung chú ý trong giờ học, ghi chép thường xuyên, tích cực tham gia bài tập và đặc biệt là không để cho tình trạng “nước đến chân mới nhảy” xảy ra, tức là không để lại việc ôn tập đến gần ngày thi mới bắt đầu. Ngoài ra, bạn cần biết cách quản lý thời gian, không để bị cuốn vào việc ăn chơi và ngủ nghỉ một cách quá đà.

Tận dụng tối qua quyền lợi của thẻ sinh viên

Sinh viên thường được hưởng nhiều ưu đãi khi sử dụng các dịch vụ khác nhau, chẳng hạn như xem phim, đi xe buýt, và sử dụng gói cước điện thoại. Thay vì phải trả giá đầy đủ, ví dụ 100.000 – 120.000 đồng cho một vé xem phim, khi có thẻ sinh viên, bạn sẽ được hưởng mức giá ưu đãi chỉ từ 45.000 – 60.000 đồng cho mỗi vé. Ngoài ra, thẻ sinh viên còn mang lại lợi ích khác như giảm giá lên đến 50% cho vé xe buýt theo tháng, và cũng mang đến các ưu đãi sử dụng các gói cước điện thoại giá rẻ từ các nhà mạng di động.

Hạn chế việc ăn ngoài

Các bạn sinh viên phần lớn sẽ vừa đi học vừa đi làm thêm nên ăn ngoài là việc không tránh khỏi, nhất là các bạn nam. Tuy nhiên, chi phí cho các loại đồ ăn và đồ uống chế biến sẵn bên ngoài thường cao hơn so với mức sống của một sinh viên. Giá trung bình cho một suất cơm ở ngoài thường dao động từ 30.000 – 40.000 đồng, trong khi nếu tự nấu ăn tại nhà, chi phí mỗi bữa ăn chỉ khoảng 20.000 – 25.000 đồng.

Để tiết kiệm chi phí ăn uống hàng tháng, bạn nên tạo thói quen tự mua thực phẩm tươi sống từ chợ và dành thời gian nấu ăn tại nhà. Thói quen này không chỉ đảm bảo vệ sinh thực phẩm và tốt cho sức khỏe, mà còn giúp bạn tiết kiệm được chi phí sinh hoạt. Số tiền tiết kiệm từ việc không mua các bữa ăn hàng ngày đắt đỏ sẽ giúp bạn có thêm một khoản tiền để sử dụng cho các mục đích cá nhân khác.

Mua sắm thông minh

Các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi hàng tháng để giảm giá các mặt hàng thiết yếu như quần áo, đồ gia dụng, dụng cụ học tập, túi xách, giày dép và nhiều hơn nữa. Việc theo dõi và tận dụng cơ hội này giúp sinh viên mua sắm trực tuyến với nhiều mã giảm giá lên đến 50%, 20%, 10% cùng với các ưu đãi miễn phí vận chuyển, mã hoàn tiền, hoàn xu. Điều này giúp bạn tiết kiệm khoảng 10 – 15% số tiền so với việc mua sắm trực tiếp tại cửa hàng.

Khi mua hàng trực tuyến, đặc biệt là khi mua hàng giảm giá, bạn nên so sánh giá của sản phẩm trên các cửa hàng khác nhau. Điều này giúp bạn tìm được mức giá hợp lý và ưu đãi tốt nhất cho sản phẩm mà bạn muốn mua.

Kết luận

Tiết kiệm tiền chưa bao giờ bao giờ là quá sớm cho dù bạn ở nhóm đối tượng nào thì cũng nên tạo cho mình một thói quen tiết kiệm. Áp dụng các cách tiết kiệm tiền dành cho học sinh và sinh viên sẽ giúp tài khoản của bạn tăng lên, đồng thời giúp bạn nhanh chóng đạt được những mục tiêu trong cuộc sống.

0 0 votes
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us

DMCA.com Protection Status