Home Kiến thứcĐầu tư cơ bản Bài 9: Cách vào lệnh và quản lý lệnh với MetaTrader 4

Bài 9: Cách vào lệnh và quản lý lệnh với MetaTrader 4

Chúng ta sẽ tiếp tục Series về MetaTrader 4 từ cơ bản tới thành thạo. Ở bài viết trước chúng ta đã học về cách mở tài khoản, giao diện chính và các chức năng cơ bản từng phần của phần mềm MT4. Trong bài viết này chúng ta sẽ tiếp tục học cách vào lệnh và quản lý lệnh trong Metatrader 4.

1. Cách vào lệnh trong MT4

Trên màn hình chính, bấm New Order trên thanh Toolbar để vào lệnh trực tiếp với cặp tiền đang hiển thị. Hoặc click chuột phải vào cặp tiền hiển thị trên Market Watch và chọn New Order:

Trên màn hình xuất hiện cửa sổ vào lệnh:

Symbol: Cặp tiền giao dịch. Nếu anh em mở chart cặp muốn vào lệnh trước khi nhấn New Order thì để nguyên. Nếu muốn chọn cặp khác thì có thể chọn trong phần này.

Volume: Khối lượng lệnh. Tính theo Lot. Cỡ nhỏ nhất là 0.01 lot. Tối đa theo quy định của từng Sàn.

Stoploss: Dừng lỗ. Đây là mức giá nếu giá chạm tới điểm đó lệnh của bạn tự động cắt và bạn thoát khỏi trạng thái lệnh với mức thua lỗ đã xác định trước.

Take Profit: Chốt lời. Đây là mức giá nếu giá chạm tới đó lệnh của bạn tự động khớp và bạn thoát khỏi trạng thái lệnh với mức lợi nhuận đã được xác định trước.

Comment: Chú thích. Bỏ qua phần này.

Type: Loại lệnh. Chúng ta có 2 loại lệnh là Instant Excution (Market Excution) là lệnh thực hiện ngay lập tức với mức giá hiện tại của thị trường (Click Buy or Sell để vào lệnh ngay lập tức) và lệnh chờ: Pending Order được thực hiện chỉ khi giá chạm tới mức bạn đặt sẵn. Khi bạn lựa chọn lệnh chờ Pending Order sẽ có một cửa sổ nhỏ tiếp theo cho chúng ta thêm vào các thông số cho lệnh chờ.  Sau đó chúng ta nhấn Place để đặt lệnh.

Lệnh chờ trong MT4 gồm 4 loại lệnh chờ:

Buy limit: Chờ mua với giá thấp hơn giá hiện tại. Ví dụ: Cặp EU giá hiện tại là 1.106. Bạn dự đoán giá sẽ đi về vùng hỗ trợ 1.100 và sẽ tăng lên, bạn sẽ đặt lệnh Buy Limit tại mức giá – At Price 1.100, chỉ khi giá về 1.100 thì lệnh của bạn mới được khớp.

Sell limit: Chờ bán với giá cao hơn giá hiện tại. Ví dụ: Cặp EU giá hiện tại là 1.106. Bạn dự đoán giá sẽ đi lên vùng kháng cự 1.110 và sẽ giảm xuống, bạn sẽ đặt lệnh Sell limit tại mức giá – At Price 1.110, chỉ khi giá lên tới 1.110 thì lệnh của bạn mới được khớp.

Buy Stop: Chờ mua với giá cao hơn giá hiện tại. Ví dụ như trên. Bạn dự đoán khi giá vượt qua mức 1.110 sẽ kích hoạt một trạng thái tăng mới – gọi là Breakout và giá sẽ tiếp tục tăng lên tiếp. Bạn đặt lệnh chờ Buy Stop tại mức giá At Price 1.111, chỉ khi giá lên tới 1.111 thì lệnh của bạn mới được kích hoạt.

Sell Stop: Chờ bán với giá thấp hơn giá hiện tại. Ví dụ tương tự, khi bạn dự đoán giá xuống dưới mức 1.100 sẽ kíc hoạt một xu thế giảm mới và tiếp tục giảm sâu hơn. Bạn đặt lệnh chờ Sell Stop tại mức giá – At Price 1.099, chỉ khí giá xuống tới 1.099 thì lệnh của bạn mới được kích hoạt.

Giải thích các loại lệnh chờ trên bằng hình minh họa dễ hiểu như sau:

cac loai lenh cho trong mt4

Lệnh chờ trong giao dịch trên MT4 – Ví dụ minh họa

Expiry: Thời điểm hết hạn lệnh chờ. Chẳng hạn bạn kỳ vọng lệnh chờ chỉ có giá trị trong 1 ngày kể từ thời điểm bạn đặt lệnh bạn có thể điều chỉnh ở đây. Hết thời gian chờ mà không khớp lệnh thì lệnh này sẽ tự động bị hủy bỏ.

Để vào lệnh cho nhanh thì anh em dùng công cụ đường ngang để đánh dấu vị trí buy sell, dừng lỗ, chốt lời trước khi bấm New Order. Khi đó chỉ cần nhìn đường ngang là điền số rất nhanh, không phải mò mẫm.

Điền xong rồi thì lệnh chờ sẽ nằm ngay cửa sổ Terminal của anh em (bấm Ctrl+T là thấy). Ở đây cũng hiện các lệnh anh em đã vào trước đó:

Cua so Terminal hien thi lenh dang thuc hien

Cửa sổ Terminal hiển thị các lệnh đang thực hiện của bạn

2. Quản lý lệnh trong MT4: 

Sau khi vào rồi muốn điều chỉnh lệnh thì có thể kích đúp vào dòng lệnh để hiển thị cửa sổ điều chính, hoặc bấm chuột phải vào dòng lệnh —> Modify or Delete Order rồi điều chỉnh Theo phân tích của bạn. Bạn cũng có thể đóng lệnh thủ công bằng nút Close Order hoặc nhấn chữ X ngay dưới Profit, nếu muốn thoát lệnh ngay lập tức.

Dieu chinh lenh trong MT4

Các bạn cũng có thể kéo thả các đường ngang nét đứt trên chart để điều chỉnh lệnh cho nhanh. Mình thì thích vào hộp thoại chỉnh cho chính xác, không có gì phải gấp gáp. Chỉnh gì thì chỉnh chứ đừng kéo stop loss ra xa hơn nhé anh em. Nên nhớ stop loss đã đặt và lệnh đang chạy thì ĐỪNG bao giờ kéo ra xa, rủi ro anh em đã tính trước rồi nên kéo SL ra xa thì phải chịu rủi ro cao hơn, không đáng.

Sử dụng công cụ Trailing stop (dời stoploss khi đã có lợi nhuận): Chuột phải vào dòng lệnh —> trailing stop —> chọn khoảng cách của lệnh trailing stop so với giá market, tính bằng point. Hoặc chọn Custom —> điền số point muốn trailing stop. Mình ít dùng cách Trailing tự động theo số pip này vì mỗi thị trường biến động theo cách khác nhau. Mình Trailing thủ công theo từng ngưỡng cản vì xác định khi phá các cản đỏ thì thị trường mới thay đổi tâm lý mua – bán và lệnh của mình không còn đi theo thị trường.

Dòng ngay dưới lệnh là tình hình margin (đòn bẩy) của tài khoản anh em. Cái này cũng cần phải để ý để tránh sụt giảm tài khoản (dính draw down) quá nặng trong thời gian ngắn. Mình chơi an toàn luôn để tình trạng Margin Level trên 1000. Các bạn chấp nhận rủi ro thì có thể để trên 500 tùy theo cách quản trị rủi ro của mỗi người.

Đến đây chúng ta đã gần như làm chủ được phần mềm giao dịch MT4 rồi chứ? Seri này tạm dừng ở đây để chúng ta tiếp tục quay trở lại với Khóa học Forex Free với những bài học chuyên sâu khác. Sẽ có thêm một số bài viết nâng cao trong việc sử dụng MT4 như: Hướng dẫn cài đặt Indicator bên ngoài vào MT4, cài đặt và sử dụng EA, tối ưu tốc độ MT4, các giải pháp khắc phục tình trạng mất kết nối MT4,…Các bạn chú ý theo dõi cùng Giao Dịch Tài Chính nha.

Happy and Safe Trading.

5 3 votes
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us