Home Kiến thức Mô hình kinh tế là gì? Cập nhật các loại mô hình kinh tế học

Mô hình kinh tế là gì? Cập nhật các loại mô hình kinh tế học

Mô hình kinh tế chắc hẳn không phải là một cụm từ quá xa lạ với nhiều người, bạn có thể dễ dàng bắt gặp và nghe thấy mọi người sử dụng cụm từ này ở nhiều nơi, qua báo chí, tin tức thời sự hay thậm chí là ở cả ngoài đời sống thường ngày. Thế nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu mô hình kinh tế thực chất là gì hay chỉ đang có một khái niệm chung chung? Nếu vậy, hãy cùng chúng mình tìm hiểu thêm về định nghĩa của mô hình kinh tế và từng loại mô hình đang được áp dụng trong kinh tế ở các khu vực qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mô hình kinh tế là gì?

Để giải thích về mô hình kinh tế là gì? Trước hết bạn cần hiểu về định nghĩa của kinh tế là gì.

Trong nhiều trường hợp, kinh tế được định nghĩa là sự tổng hợp của những mối quan hệ, trong đó tương tác qua lại giữa con người với con người sẽ là thành phần chính. Đặc biệt, những mối quan hệ liên quan trực tiếp tới sự trao đổi, những hoạt động kinh doanh, sản xuất hay có mục đích tạo ra hàng hóa để thực hiện các trao đổi trên nền kinh tế thị trường. Và mục đích của kinh tế được đặt ra là nhằm thu lợi nhuận để phục vụ cho các nhu cầu của các cơ quan, tổ chức hay các cá nhân khác.

Theo đó, Wikipedia có định nghĩa về “Mô hình kinh tế là gì?” như sau:

“Trong kinh tế học, mô hình là một cấu trúc lý thuyết đại diện cho các quá trình kinh tế bằng một tập hợp các biến và một tập hợp các mối quan hệ logic, và định lượng giữa chúng. Mô hình kinh tế là một khung đơn giản, thường là toán học, được thiết kế để minh họa các quy trình phức tạp. Thường xuyên, các mô hình kinh tế đặt ra các tham số cấu trúc.”

Ngoài ra, một mô hình thông thường sẽ có thể có các biến ngoại sinh khác nhau và các biến đều sẽ có thể thay đổi để tạo ra các phản ứng khác nhau theo các biến kinh tế. Các mô hình kinh tế thông thường sẽ được sử dụng với phương pháp: điều tra, lý thuyết hóa và lý thuyết phù hợp với thế giới.

2. Các loại mô hình kinh tế

Ở thời điểm hiện tại, mô hình kinh tế có thể diễn ra dưới nhiều loại khác nhau. Để đáp ứng cho những đòi hỏi khác nhau của chủ thế, mỗi mô hình đều sẽ có mục đích, hướng đi và định hướng riêng. Và dưới đây, hãy cùng tìm hiểu thêm về 5 loại mô hình kinh tế chính được biết tới nhiều nhất nhé. Hầu hết các mô hình kinh tế dưới đây hiện đều đã từng hoặc hiện đang được ứng dụng ở nhiều khu vực Việt Nam.

a. Mô hình kinh tế truyền thống

Một trong các loại hình kinh tế khác có thể kể đến là mô hình kinh tế tự nhiên và gần như là một trong các loại mô hình kinh tế đầu tiên được hình thành. Xuất hiện lần đầu tiên từ thời kỳ công xã nguyên thủy, khi đó công việc trao đổi sẽ chỉ bao gồm những gì được sản xuất, quy trình sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Mọi thứ đều hoàn toàn được thực hiện trao đổi theo tập quán được truyền lại từ các thế hệ trước. 

Hầu hết các loại mô hình kinh tế tự cấp hoặc tự túc khác đều là những biểu hiện của mô hình kinh tế này. Và tuy là một dạng mô hình kinh tế xuất hiện đầu tiên với biểu hiện tự cấp thế nhưng hiện tại vẫn còn một số nơi có tồn tại mô hình này. Điển hình có thể kể đến như Triều Tiên.

Điểm đặc biệt trong mô hình kinh tế truyền thống tự nhiên là sẽ chỉ có một tác nhân duy nhất đóng hai vai trò và sẽ vừa là người sản xuất, và cũng vừa là người tiêu dùng.

b. Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung/Chỉ huy/Mệnh lệnh/Bao cấp

Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung là một loại mô hình kinh tế mà trong đó, Chính phủ và Nhà nước sẽ là nơi kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và có toàn quyền quyết định sử dụng, điều tiết và phân phối các yếu tố sản xuất và cả sản phẩm. Vậy nên, thông thường đối với nền kinh tế này thì yếu tố cung – cầu sẽ không được chú trọng và cũng không được diễn ra một cách tự nhiên nhất, do sự can thiệp quá nhiều từ phía các đơn vị Nhà nước và Chính phủ. Trên thực tế, sẽ không có một mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung thuần túy hoàn hảo. Ví dụ: Với khoản tiền lương mà người lao động nhận được, họ sẽ đều có thể tự do lựa chọn các hình thức trao đổi và hàng hóa bất kỳ để tiêu dùng.

Ưu điểm của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung là việc Nhà nước và Chính phủ có thể nhờ đó huy động một lượng tài nguyên vốn và con người một cách nhanh chóng. Đặc biệt là trong các thời điểm khó khăn khi mà chiến tranh, dịch bệnh và thiên tai diễn ra. Thời điểm này nhà nước có thể chủ động huy động một nguồn lực nhanh chóng để phục vụ các nhu cầu thiết yếu. Và mô hình kinh tế này thường sẽ giúp cho nền kinh tế nhà nước có sự ổn định, và chênh lệch giàu – nghèo với các ham muốn cực đoan do đồng tiền sẽ ít có cơ hội xảy ra hơn.

Nhược điểm của mô hình này là sẽ ít tạo lập giá trị kinh tế cho khách hàng và sẽ ít có khả năng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc nhà nước kiểm soát toàn bộ các hoạt động trao đổi kinh tế và cung cầu đồng nghĩa với việc không tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Bởi nhà nước đã hoàn toàn kiểm soát các hoạt động cung cầu và công nghệ. Khi đó, mức sống của người tiêu dùng sẽ giảm. Bạn có thể thấy rõ việc mức sống của người dân ở các khu vực sử dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sẽ thấp hơn nhiều lần so với các khu vực khác. Nguyên nhân chính tới từ sự cứng nhắc và chậm thay đổi của nhà nước.

c. Mô hình kinh tế thị trường

Đây là mô hình kinh tế đang được sử dụng ở nhiều quốc gia nhất không riêng Việt Nam. Với mô hình kinh tế thị trường, tất cả các sản phẩm và dịch vụ sẽ được pháp luật ủy quyền qua các công ty để phân phối trên thị trường. Nền kinh tế khi này sẽ phụ thuộc chính vào yếu tố cung – cầu. Khi mà mọi yếu tố sẽ được tự cân đối, tự điều tiết và xác định, kể cả về mức giá và số lượng hàng hóa trên thị trường. Nhà nước và Chính phủ sẽ không có sự can thiệp quá sâu vào nền kinh tế.

Ở Việt Nam, hiện ta đang tập trung phát triển mô hình kinh tế thị trường theo định hướng phát triển chủ nghĩa xã hội. Nghĩa là các hoạt động khi này sẽ diễn ra theo sự dẫn dắt và chi phối bởi một số nguyên tắc và bản chất của CNXH.

Mô hình kinh tế thị trường sẽ tạo sự cạnh tranh rất lớn giữa các khu vực và doanh nghiệp. Trong đó, người nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn thì sẽ có lợi nhuận cao hơn. Từ đó, các doanh nghiệp có cơ hội tự phát triển nguồn lực và quy mô sản xuất. Và khi này, nền kinh tế thị trường có thể tạo động lực rất lớn để các doanh nghiệp tự đổi mới và phát triển thêm để đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, thị trường tiêu dùng cũng sẽ tự có khả năng chắt lọc những đơn vị doanh nghiệp chất lượng và loại bỏ các đơn vị hoạt động kém từ đó tự nâng cao chất lượng của cả nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, mô hình kinh tế thị trường cũng sẽ có tồn tại nhược điểm. Như khả năng tự phân bố nguồn lực, cơ chế tự phân bố nguồn lực có thể là nguyên nhân chính dẫn tới sự bất bình đẳng trong nền kinh tế. Điển hình của việc “nước chảy chỗ trũng” khi mà những người giàu cố tập trung ở một khu vực và khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên của khu vực đó và gây nên sự chênh lệch giàu – nghèo. Ngoài ra, vấn đề cá lớn nuốt cá bé cũng là một vấn đề đáng chú ý. Khi các doanh nghiệp phát triển trước và lớn mạnh hơn hoàn toàn có khả năng chi phối các doanh nghiệp phía dưới.

d. Mô hình kinh tế xanh 

Một trong các loại mô hình kinh tế khác là mô hình kinh tế xanh. Lấy tâm điểm là việc cải thiện đời sống con người để phát triển. Và kèm theo đó là chú trọng vào việc giảm thiểu các hiểm họa môi trường và sự khan hiếm của tài nguyên. Nền kinh tế xanh sẽ thể hiện rất rõ trên các lĩnh vực kinh tế như: Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Bên cạnh đó là ở cả các hoạt động sản xuất, giao thông vận tải, kiến trúc,… Hầu hết các hoạt động của mô hình kinh tế xanh đều sẽ hướng tới việc tạo giá trị lợi nhuận hướng tới sự phát triển của của cộng đồng, xã hội và con người.

Ưu điểm lớn nhất của nền kinh tế này là tạo thêm việc làm, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và vẫn có thể ngăn chặn được sự ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các vấn đề nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tài nguyên sẽ luôn được lưu ý. Vừa phát triển kinh tế, vừa liên tục thực hiện các nghiên cứu khoa học về các nguồn năng lượng mới phục vụ nhu cầu thị trường.

Ở Việt Nam, mô hình kinh tế xanh đang là mô hình được ứng dụng cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt là trong các khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng sinh thái. 

e. Mô hình kinh tế hỗn hợp

Nền kinh tế hỗn hợp có tên tiếng anh là Mixed Economy. Đây là một trong các loại mô hình tổ chức nền kinh tế để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Trong đó, các hàng hóa. dịch vụ có thể được sản xuất bởi tư nhân, và một số mặt hàng hóa phục vụ tiêu dùng khác cũng sẽ được sản xuất bởi nhà nước. Nói dễ hiểu, nền kinh tế này sẽ chấp nhận cả thị trường và sự can thiệp của nhà nước.

Nền kinh tế hỗn hợp là sự đặc trưng của hầu hết các nền kinh tế hiện nay. Khi mà các mô hình kinh tế thị trường thuần túy hay kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn sẽ chỉ có trên lý thuyết. Nhưng với mô hình kinh tế hỗn hợp, các nền kinh tế khác nhau sẽ hoàn toàn có khả năng chấp nhận mức độ can thiệp khác nhau.

Trong đó, sự can thiệp của chính phủ sẽ thường được cho là cần thiết. Thường sẽ là để xử lý các vấn đề, các sự thất bại trước đó của thị trường. Tuy nhiên sự can thiệp sẽ chỉ dừng lại ở mức tối thiểu cần thiết.

Ví dụ như ở Việt Nam, các hoạt động phát triển kinh tế đều sẽ được định hướng phát triển theo các kế hoạch nhà nước ở một mức nhất định, còn các doanh nghiệp vẫn sẽ có khả năng tự quyết.

3. Các câu hỏi thường gặp

Nền kinh tế và mô hình kinh tế là 2 định nghĩa khác nhau?

Nền kinh tế và mô hình kinh tế hoàn toàn là một. Bạn có thể hiểu đơn giản, mô hình kinh tế nào được sử dụng sẽ tạo nên nền kinh tế đó. Ví dụ khu vực ứng dụng mô hình kinh tế xanh sẽ tạo nên nền kinh tế xanh và tương tự.

Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang ứng dụng là gì?

Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển để xây dựng cơ sở vật chất cũng như các kỹ thuật của CNXH. Từ đó nâng cao đời sống nhân dân.

Các mô hình kinh tế ở Việt Nam đang ứng dụng là gì?

Việt Nam hiện nay chỉ có mô hình kinh tế hỗn hợp. Mô hình này là sự kết hợp với mô hình kinh tế thị trường là chính, và bên cạnh đó, nhà nước vấn sẽ có khả năng định hướng lại các hoạt động kinh tế để đi theo một kế hoạch cụ thể được đề ra. Ngoài ra, với mô hình này nhà nước sẽ có thể can thiệp và giải quyết được các vấn đề thất bại của thị trường. Ví dụ như việc hạn chế sự phân hóa giàu nghèo, hay việc các doanh nghiệp không trải đều ở các khu vực gây lên hiện tượng trũng nước trong nền kinh tế.

Và trên đây là bài viết tổng hợp và định nghĩa về mô hình kinh tế là gì và các loại mô hình kinh tế mà bạn nên biết. Mong rằng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Bạn có thể tìm kiếm về các thông tin tương tự ở các mục dưới.

Cảm ơn bạn đã đọc!

0 0 votes
Article Rating

related posts

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments