Home Kiến thức đầu tư 16 chỉ báo kỹ thuật tốt nhất – Cách sử dụng và tối ưu hóa

16 chỉ báo kỹ thuật tốt nhất – Cách sử dụng và tối ưu hóa

by J. L

Để phân tích chính xác các xu hướng của thị trường tài chính, việc phân tích các chỉ báo kỹ thuật là rất quan trọng. Các chỉ báo kỹ thuật giúp trader hiểu rõ hơn về xu hướng và hành động giá. Trong bài viết này, cùng Giaodichtaichinh tìm hiểu 16 chỉ báo kỹ thuật tốt nhất hiện nay. 

Chỉ báo kỹ thuật là gì?

Chỉ báo kỹ thuật (Indicator) là các công cụ phân tích được sử dụng bởi các nhà giao dịch để đánh giá và dự đoán xu hướng giá trong tương lai của một tài sản tài chính dựa trên dữ liệu lịch sử về giá cả và khối lượng giao dịch. 

Các chỉ báo phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư hiểu về hành vi giá trên thị trường, xác định khi thị trường đang quá mua hoặc quá bán và cung cấp thông tin về xu hướng tương lai. Điều này giúp nhà đầu tư biết thời điểm nào để mua, bán, dừng lỗ và chốt lời một cách hiệu quả

Tìm hiểu chỉ báo kỹ thuật là gì

Tìm hiểu chỉ báo kỹ thuật là gì

Chúng thường được hiển thị dưới dạng biểu đồ chồng lên biểu đồ giá và cung cấp thông tin chi tiết về các yếu tố như động lượng, biến động và sức mạnh xu hướng. Việc sử dụng hiệu quả các chỉ báo kỹ thuật có thể hỗ trợ các nhà giao dịch trong việc đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt. 

Tổng quan về các chỉ báo phân tích kỹ thuật

Mỗi chỉ báo phân tích kỹ thuật trong hướng dẫn này đều có giá trị sử dụng riêng.

Do đó, các nhà giao dịch rất ít khi dùng tất cả này chỉ số cùng một lúc trong biểu đồ phân tích của mình. Các chuyên gia phân tích gọi đây là việc “lạm dụng chỉ số” và nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

Nhằm tăng cường khả năng thành công trong việc phân tích kỹ thuật, bạn chỉ nên sử dụng một vài chỉ báo quen dùng nhất và áp dụng trong biểu đồ phân tích. Như vậy sẽ loại bỏ được yếu tố “nhiễu” từ việc áp dụng quá nhiều các chỉ số.

16 chỉ báo kỹ thuật tốt nhất, hiệu quả nhất (2024)

Khi phân tích kỹ thuật, các nhà giao dịch thường sử dụng các nhóm chỉ báo kỹ thuật sau: chỉ báo động lượng, chỉ báo khối lượng, chỉ báo biến động và chỉ báo xu hướng. Mỗi loại chỉ báo có những đặc điểm riêng và cung cấp thông tin khác nhau về thị trường.

Phân tích kỹ thuật thông qua các chỉ báo kỹ thuật tốt nhất

Phân tích kỹ thuật thông qua các chỉ báo kỹ thuật tốt nhất

Các chỉ báo này được sử dụng rộng rãi trong giao dịch chứng khoán, Forex, tiền điện tử và nhiều tài sản khác. Hiểu rõ mỗi loại chỉ báo và sử dụng chúng một cách phù hợp sẽ giúp nhà giao dịch đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn hơn.

Nhóm chỉ báo xu hướng (Trend Indicators)

Đường trung bình động MA (Moving Average) 

Trung bình động (Moving Average) là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến trong phân tích thị trường tài chính. Chỉ báo này giúp xác định xu hướng giá của tài sản trong một khoảng thời gian nhất định.

Trung bình động tính toán giá trị trung bình của một loạt các điểm dữ liệu giá, loại bỏ biến động ngắn hạn để làm nổi bật xu hướng chính của thị trường. Điều này giúp nhà giao dịch hiểu rõ hơn về xu hướng và đưa ra quyết định giao dịch một cách hiệu quả và chính xác hơn.

Hai loại MA phổ biến là SMA (Simple Moving Average) và EMA (Exponential Moving Average).

Đường Trung bình Trượt Giản đơn SMA (Simple Moving Averages)

Đường Trung bình Trượt Giản đơn (SMA – Simple Moving Averages): SMA tính toán giá trị trung bình của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định, giúp xác định xu hướng và vùng kháng cự và hỗ trợ

Chỉ số này loại bỏ các biến động lớn của giá chứng khoán hàng ngày và tạo ra đường giá chứng khoán mềm mại hơn. Cũng như các chỉ số kỹ thuật khác, SMA được xây dựng dựa trên giá chứng khoán và do đó nó có độ trễ so với mức giá hiện tại.

Bạn có thể xây dựng đến 3 đường trung bình trượt giản đơn trên một biểu đồ và cũng có thể thay đổi khung thời gian cho mỗi đường.

Ví dụ: Để hiển thị 3 đường trung bình trượt giản đơn trên một biểu đồ, bạn có thể chọn khung thời gian 5, 10 và 50.

Đường Trung bình Trượt Giản đơn SMA là chỉ báo kỹ thuật phổ biến

Đường Trung bình Trượt Giản đơn SMA là chỉ báo kỹ thuật phổ biến

Việc sử dụng những đường trung bình trượt là cách dễ nhất để xác định hướng biến động giá của giá chứng khoán. Nếu trung bình trượt đang nhích lên có nghĩa là chứng khoán đó có chiều hướng đi lên. Ngược lại, nếu trung bình trượt đi xuống dưới, giá chứng khoán có chiều hướng giảm.

Đường Trung bình Trượt Cấp số nhân EMA  (Exponential Moving Averages)

Đường trung bình hàm mũ (EMA) là một công cụ giúp nhà đầu tư nhìn rõ xu hướng giá của một tài sản hơn so với đường trung bình đơn giản (SMA). EMA làm được điều này bằng cách đặt trọng số lớn hơn cho giá của những ngày gần đây, giúp chỉ báo phản ánh nhanh nhạy hơn những biến động giá mới nhất.

Điểm khác biện giữa EMA và SMA là yếu tố gia quyền.

  • Giá càng tác động từ mức giá gần nhất thì được phản ánh nhiều hơn trong đường EMA.
  • Còn đối với đường SMA thì giá có tầm quan trọng ngang như nhau trong cả khung thời gian đã lựa chọn.

Có thể xem sự khác biệt do yếu tố gia quyền được thể hiện cho khung thời gian giống nhau cho thời gian 20 ngày cho biểu đồ cổ phiếu DBC – Tập đoàn Dabaco dưới đây.

Minh họa đường Trung bình trượt cấp số nhân EMA

Minh họa đường Trung bình trượt cấp số nhân EMA

Chỉ đơn giản thay đường Trung bình Trượt Giản đơn SMA bằng Trung bình Trượt cấp Số nhân EMA, Đường Trung bình Trượt EMA 200 ngày này dịch chuyển thấp xuống phía dưới.

Xem xét nên dùng SMA hay EMA?

Bảng so sánh ưu và nhược điểm của SMA và EMA

Bảng so sánh ưu và nhược điểm của SMA và EMA

Những nhà đầu tư mạo hiểm thường ưa thích dùng Trung bình Trượt Gia quyền trong khi Trung bình Trượt Giản đơn phù hợp hơn với những nhà đầu tư ít mạo hiểm hơn.

Dù lựa chọn trung bình giản đơn hoặc trung bình nhân với khung thời gian ngắn hay dài, bạn phải thực hiện mua bán chứng khoán dựa trên xu hướng lớn.

Chỉ số báo hiệu đảo chiều Parabolic SAR (PSAR)

SAR trong cụm từ tiếng Anh “Stop And Reverse” tức là “Dừng và Đổi chiều” khi giá chứng khoán cắt đường Parabolic SAR, khi đó có thể xem xét bán cổ phiếu.

Chỉ báo kỹ thuật đảo chiều Parabolic SAR

Chỉ báo kỹ thuật đảo chiều Parabolic SAR

Chỉ báo Parabolic SAR (PSAR) giúp nhà đầu tư xác định thời điểm thị trường có khả năng đảo chiều. Bằng cách phát hiện các vùng quá mua và quá bán, PSAR gợi ý cho nhà đầu tư thời điểm nên thoát lệnh theo xu hướng cũ hoặc tham gia vào một xu hướng mới. Bạn có thể xem đây như một chỉ báo kỹ thuật để hạn chế thua lỗ trong đầu tư của mình.

Cách sử dụng chỉ báo Parabolic SAR

Đường Parabolic SAR sau khi chuyển hướng lên phía trên hay xuống phía dưới giá cổ phiếu, nó sẽ chạy chung với đường giá cổ phiếu cho đến khi cắt đường giá.

Khi dùng đường Parabollic SAR như một chỉ số cắt lỗ, bạn sẽ không bao giờ giữ cổ phiếu đó khi biết rằng chỉ số này đang cho tín hiệu là bạn nên bán cổ phiếu.

Tuy nhiên, chỉ số này cũng có hạn chế của nó đó là bạn có thể bán cổ phiếu trong lúc nó chỉ là một tín hiệu điều chỉnh – giảm giá tạm thời trước khi tiếp tục tăng cao hơn.

Sức mạnh bí ẩn của chỉ báo ADX

Một trong những chỉ báo kỹ thuật quan trọng để xác định xu hướng thị trường là chỉ báo ADX. Chỉ báo ADX (Average Directional Movement Index) đo lường sức mạnh của xu hướng thị trường với giá trị dao động từ 0 đến 100. Giá trị ADX càng cao, xu hướng càng mạnh. ADX thường được kết hợp với hai chỉ báo khác là +DI và -DI để xác định xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường.

Đây là một công cụ bổ trợ tuyệt với khi kết hợp với PSAR hoặc chỉ số RSI. 

Có 4 cách sử dụng chỉ báo ADX được tóm tắt ngắn gọn như sau:

Sử dụng ADX để đo sức mạnh xu hướng

Sử dụng ADX để đo sức mạnh xu hướng

Sử dụng ADX để đo sức mạnh xu hướng

  • Khi giá trị của ADX<20 (đường ADX nằm dưới đường ngang 20 trên đồ thị) thì thị trường hầu như không có xu hướng, khi đó giá thường đi ngang, giao động ngẫu nhiên.
  • Khi giá trị của ADX>20, thị trường đang bắt đầu hình thành xu hướng, tuy nhiên vẫn chưa chắc chắn lắm.
  • Trong trường hợp giá trị ADX vượt lên trên đường ngang 25DI+ cắt DI- từ dưới lên thì khá chắc chắn là thị trường đang bước vào giai đoạn tăng giá.
  • Ngược lại, nếu ADX cũng vượt lên trên đường  ngang 25DI+ cắt DI- từ trên xuống thì thị trường đang bước vào xu hướng giảm

Sử dụng các đường +DI và -DI để xác định điểm vào lệnh 

Cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật ADX

Cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật ADX

  • Khi đường +DI cắt đường -DI từ dưới đi lên, nó cho tín hiệu thị trường sắp tăng giá nên mua vào 
  • Khi đường +DI cắt đường -DI từ trên xuống, nó cho tín hiệu thị trường sắp đi vào xu hướng giảm, tín hiệu nên bán ra

Tìm kiếm điểm thoát lệnh

ADX giảm dần dưới mức 25 cho thấy xu hướng đang yếu đi, cân nhắc chốt lời hoặc đóng lệnh để bảo toàn lợi nhuận.

Lưu ý:

  • ADX là chỉ báo trễ, phản ánh sức mạnh của xu hướng sau khi nó đã hình thành.
  • Nên kết hợp ADX với các chỉ báo kỹ thuật khác để xác nhận tín hiệu và đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn.
  • ADX hiệu quả nhất trong thị trường có xu hướng rõ ràng và kém hiệu quả trong thị trường đi ngang.

Nhóm chỉ báo động lượng

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) 

Chỉ báo RSI đo lường tốc độ và độ lớn của biến động giá, giúp nhà đầu tư xác định xem một tài sản đang bị mua quá mức (RSI > 70) hay bán quá mức (RSI < 30). RSI đặc biệt hữu ích trong thị trường có xu hướng rõ ràng, hỗ trợ nhà đầu tư xác định điểm vào lệnh, xu hướng, mức hỗ trợ và kháng cự.

Chỉ báo kỹ thuật RSI

Chỉ báo kỹ thuật RSI

Để tăng độ chính xác, hãy kết hợp RSI với SMA và Bollinger Bands để xác định điểm vào lệnh tối ưu. Bộ ba chỉ báo này là công cụ đắc lực cho các trader chuyên nghiệp

Chỉ báo Stochastic Oscillator (chỉ báo dao động ngẫu nhiên) 

Stochastic Oscillator là một chỉ báo kỹ thuật đo lường động lượng giá của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Nó giúp nhà đầu tư nhận biết vùng quá mua/quá bán, từ đó “bắt sóng” thị trường hiệu quả.

Tìm hiểu chỉ báo dao động ngẫu nhiên

Tìm hiểu chỉ báo dao động ngẫu nhiên

Nguyên lý của Stochastic Oscillator so sánh giá đóng cửa gần nhất với phạm vi giá trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 14 kỳ).

Cách thức hoạt động:

Chỉ báo dao động từ 0 đến 100. Giá trị trên 80 cho thấy tài sản đang ở vùng quá mua, giá có thể giảm. Giá trị dưới 20 cho thấy tài sản đang ở vùng quá bán, giá có thể tăng. Các tín hiệu mua/bán được tạo ra khi đường %K (đường nhanh) cắt đường %D (đường chậm).

Chỉ báo MACD – Di chuyển trung bình trượt Hội tụ và Phân kỳ

MACD (Di Chuyển Hội Tụ/Phân Kỳ Trung Bình) là chỉ báo đo lường động lực thị trường bằng cách so sánh hai đường trung bình động. Khi hai đường này tiến lại gần nhau (hội tụ), động lực giảm dần; khi chúng tách xa nhau (phân kỳ), động lực tăng lên.

Đường MACD (Di Chuyển Hội Tụ/Phân Kỳ Trung Bình)

Đường MACD (Di Chuyển Hội Tụ/Phân Kỳ Trung Bình)

MACD giúp nhà đầu tư nhìn rõ hơn động lực của thị trường bằng cách so sánh hai mức độ biến động giá khác nhau. Nó giống như một “la bàn” chỉ ra thị trường đang mạnh lên hay yếu đi, từ đó đưa ra quyết định mua/bán hợp lý.

Cách sử dụng:

Xác định xu hướng: Khi MACD nằm trên đường tín hiệu, xu hướng tăng; ngược lại, xu hướng giảm.

Tìm điểm giao cắt: Khi MACD cắt lên trên đường tín hiệu, đó là tín hiệu mua; ngược lại, tín hiệu bán.

Phân kỳ: Khi giá tạo đỉnh/đáy mới, nhưng MACD không xác nhận, đó là tín hiệu đảo chiều tiềm năng

Chỉ báo kênh hàng hóa (CCI)

CCI (Commodity Channel Index) là một chỉ báo kỹ thuật đo lường độ lệch của giá so với mức giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định. CCI so sánh giá hiện tại với giá trung bình, sau đó chuẩn hóa kết quả bằng độ lệch chuẩn. Giá trị CCI dao động quanh mức 0, có thể âm hoặc dương.

Chỉ báo kỹ thuật kênh hàng hóa (CCI)

Chỉ báo kỹ thuật kênh hàng hóa (CCI)

Cách sử dụng chỉ báo kênh hàng hóa CCI:

Xác định vùng quá mua/quá bán:

  • CCI > 100: Thị trường đang ở vùng quá mua, giá có thể giảm.
  • CCI < -100: Thị trường đang ở vùng quá bán, giá có thể tăng.

Tín hiệu phân kỳ:

  • Phân kỳ dương: Giá tạo đỉnh mới, nhưng CCI tạo đỉnh thấp hơn – tín hiệu giảm giá.
  • Phân kỳ âm: Giá tạo đáy mới, nhưng CCI tạo đáy cao hơn – tín hiệu tăng giá.

Nhóm chỉ báo kỹ thuật đo lường biến động 

Chỉ số Biên độ Biến động Giá: Bollinger Bands

Bollinger Bands là chỉ báo kỹ thuật tốt nhất được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng, bao gồm 3 yếu tố chính:

  • Đường SMA 20 ở giữa, đóng vai trò là trục trung tâm.
  • Dải trên: SMA 20 cộng thêm 2 lần độ lệch chuẩn của 20 nến giá.
  • Dải dưới: SMA 20 trừ đi 2 lần độ lệch chuẩn của 20 nến giá.

Độ lệch chuẩn cho biết mức độ dao động của giá so với giá trị trung bình.

Chỉ báo kỹ thuật đo lường biến động - Bollinger Bands

Chỉ báo kỹ thuật đo lường biến động – Bollinger Bands

Khi giá chứng khoán biến động mạnh, dải Bollinger sẽ mở rộng và ngược lại khi giá chứng khoán biến động ít hơn, dải Bollinger sẽ dần thu hẹp lại.

Trong các biểu đồ phân tích kỹ thuật, dải Bollinger được xây dựng với các thông số ngầm định là 20 và 2.

Tức là dựa trên Đường Trung bình Trượt giản đơn 20 ngày và khoảng rộng của dải là 2 lần của độ lệch chuẩn (standard deviation). Bạn nên giữ nguyên các thông số ngầm định này khi khi sử dụng chỉ số nếu chưa back test các thông số khác

Khi phát hiện thấy hai đường biên dải Bollinger dịch chuyển ra xa nhau và bắt đầu di chuyển theo hai hướng đối lập thì giá đã xảy ra một biến động lớn.

Để xác định khi nào thì biến động giá cổ phiếu đó chấm dứt thì bạn quan sát như sau:

  • Theo dõi đường biên dải Bollinger mà đang dịch chuyển cùng hướng với giá chứng khoán.
  • Khi dải này bắt đầu chuyển hướng và có xu hướng hội tụ với dải đối lập, tức là sự biến động của giá cổ phiếu hiện tại đang mất dần sức mạnh.

Chỉ báo kỹ thuật ATR

ATR (Average True Range) là một chỉ báo kỹ thuật đo lường mức độ biến động giá của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. ATR tính toán mức độ biến động dựa trên phạm vi giá thực (True Range) – khoảng cách lớn nhất giữa giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa của phiên trước đó.

Tìm hiểu ATR (Average True Range)

Tìm hiểu ATR (Average True Range)

Nhà giao dịch sử dụng ATR để xác định mức độ dao động của giá, hỗ trợ việc thiết lập điểm dừng lỗ hiệu quả và lựa chọn thời điểm giao dịch phù hợp. 

Cách sử dụng chỉ bảo kỹ thuật ATR

Sử dụng ATR đánh giá biến động:

  • ATR cao: Biến động giá lớn, thị trường “sóng gió”.
  • ATR thấp: Biến động giá nhỏ, thị trường “yên ả”.

Sử dụng ATR xác định điểm dừng lỗ

Đặt điểm dừng lỗ cách xa mức giá hiện tại một khoảng bằng ATR. Điều này giúp tránh bị “quét” stop loss do biến động giá ngẫu nhiên.

Nhóm chỉ báo khối lượng

Chỉ báo khối lượng là nhóm chỉ báo kỹ thuật hữu ích giúp nhà đầu tư tăng lợi nhuận và kiểm soát rủi ro. Để sử dụng hiệu quả, cần kết hợp chỉ báo khối lượng với các chỉ báo kỹ thuật khác, dựa trên công thức và tín hiệu riêng của từng loại.

Dưới đây sẽ phân tích chi tiết các loại chỉ báo khối lượng phổ biến

Chỉ báo On Balance Volume (OBV)

OBV (On-Balance Volume) là một chỉ báo kỹ thuật tốt đo lường áp lực mua/bán bằng cách phân tích khối lượng giao dịch. OBV giống như một cân đo lường lực mua và lực bán. Nếu lực mua mạnh hơn, OBV tăng và ngược lại. Sự phân kỳ giữa OBV và giá là tín hiệu cảnh báo đảo chiều xu hướng.

Chỉ báo On Balance Volume (OBV) giúp đo lường áp lực mua/bán

Chỉ báo On Balance Volume (OBV) giúp đo lường áp lực mua/bán

Cách sử dụng chỉ báo OBV

Xác định xu hướng:

  • OBV tăng: Áp lực mua mạnh, xu hướng tăng.
  • OBV giảm: Áp lực bán mạnh, xu hướng giảm.

Xác nhận xu hướng:

  • OBV tăng cùng với giá tăng: Xác nhận xu hướng tăng mạnh mẽ.
  • OBV giảm cùng với giá giảm: Xác nhận xu hướng giảm rõ ràng.

Phân kỳ:

  • Phân kỳ dương: Giá tạo đỉnh mới, nhưng OBV tạo đỉnh thấp hơn – tín hiệu giảm giá.
  • Phân kỳ âm: Giá tạo đáy mới, nhưng OBV tạo đáy cao hơn – tín hiệu tăng giá.

Chỉ báo khối lượng trung bình (Average Volume) 

Chỉ báo khối lượng trung bình AV là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để đo lường lượng giao dịch trung bình của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. VMA tính toán khối lượng giao dịch trung bình của một tài sản trong một số phiên nhất định (ví dụ: 20 phiên)

Phân tích chỉ báo khối lượng trung bình (Average Volume) 

Phân tích chỉ báo khối lượng trung bình (Average Volume)

Cách sử dụng VMA

Xác định sức mạnh xu hướng:

  • VMA tăng cùng với giá tăng: Xu hướng tăng mạnh, được hỗ trợ bởi khối lượng giao dịch lớn.
  • VMA giảm cùng với giá giảm: Xu hướng giảm mạnh, được thúc đẩy bởi áp lực bán lớn.

Phát hiện sự thay đổi động lượng:

Khối lượng đột biến so với VMA: Cho thấy sự thay đổi tiềm năng trong động lượng, có thể báo hiệu đảo chiều xu hướng

Nhóm chỉ báo xác định hỗ trợ/ kháng cự

Fibonacci 

Fibonacci là một dãy số trong đó mỗi số tiếp theo bằng tổng của hai số trước đó (ví dụ: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13…). Tỷ lệ giữa các số trong dãy Fibonacci được gọi là tỷ lệ Fibonacci (ví dụ: 0.618, 1.618).

Ứng dụng Fibonacci trong phân tích kỹ thuật

Ứng dụng Fibonacci trong phân tích kỹ thuật

Ứng dụng trong phân tích kỹ thuật:

Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement): Xác định các mức hỗ trợ/kháng cự tiềm năng khi giá điều chỉnh sau một đợt tăng/giảm mạnh. Các mức thoái lui Fibonacci phổ biến là 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 100%. 

Fibonacci mở rộng (Fibonacci Extension): Xác định các mục tiêu giá tiềm năng khi giá tiếp tục di chuyển theo xu hướng sau một đợt thoái lui. Các mức mở rộng Fibonacci phổ biến là 161.8%, 261.8% và 423.6%.

Sử dụng Fibonacci hiệu quả đòi hỏi sự kết hợp với các chỉ báo khác và kinh nghiệm giao dịch thực tế

Pivot Point (Điểm giao dịch Pivot) 

Pivot Point “điểm xoay” là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng trong ngày giao dịch. Nó dựa trên giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó.

Điểm giao dịch Pivot giúp xác định hỗ trợ/kháng cự

Điểm giao dịch Pivot giúp xác định hỗ trợ/kháng cự

Cách tính Pivot Point:

Pivot Point = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất + Giá đóng cửa) / 3

Cách sử dụng điểm giao dịch Pivot

  • Xác định hướng: Nếu giá mở cửa trên Pivot Point, xu hướng trong ngày có khả năng tăng. Ngược lại, nếu giá mở cửa dưới Pivot Point, xu hướng có khả năng giảm.
  • Hỗ trợ/Kháng cự: Các mức S1, S2, R1, R2 hoạt động như kháng cự và hỗ trợ tiềm năng trong ngày giao dịch.
  • Điểm vào/ra: Các trader có thể sử dụng các mức hỗ trợ/kháng cự của Pivot Point để xác định điểm vào/ra lệnh.

Chỉ báo kỹ thuật phân tích toàn năng Ichimoku Kinko Hyo

Ichimoku Kinko Hyo, thường được gọi đơn giản là Ichimoku, là một chỉ báo kỹ thuật toàn diện cung cấp thông tin về xu hướng, động lượng, hỗ trợ/kháng cự và tín hiệu giao dịch.

Ichimoku không phải là một chỉ báo đơn lẻ, mà là một hệ thống gồm 5 thành phần: Tenkan-sen, Kijun-sen, Chikou Span, Senkou Span A và Senkou Span B.

Cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật Ichimoku

Xác định xu hướng:

  • Giá trên đám mây: Xu hướng tăng.
  • Giá dưới đám mây: Xu hướng giảm.

Tìm kiếm hỗ trợ/kháng cự:

Senkou Span A và B tạo thành vùng hỗ trợ/kháng cự.

Tín hiệu giao dịch:

  • Tenkan-sen cắt lên Kijun-sen: Tín hiệu mua.
  • Tenkan-sen cắt xuống Kijun-sen: Tín hiệu bán.
  • Giá cắt lên đám mây: Tín hiệu mua mạnh.
  • Giá cắt xuống đám mây: Tín hiệu bán mạnh.
Chỉ báo kỹ thuật Ichimoku phân tích toàn diệna

Chỉ báo kỹ thuật Ichimoku phân tích toàn diệna

Những lưu ý khi sử dụng các chỉ báo kỹ thuật 

Việc kết hợp chỉ báo kỹ thuật vào chiến lược giao dịch giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt và tối ưu hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, các traders cũng nên lưu ý những điều sau để tận dụng các chỉ báo kỹ thuật tốt nhất, hiệu quả nhất.   

Kết hợp nhiều chỉ báo

Mỗi chỉ báo có điểm mạnh/yếu riêng, nên kết hợp nhiều chỉ báo để xác nhận tín hiệu và tăng độ tin cậy.

Ví dụ: Kết hợp MACD với RSI để xác định xu hướng và động lượng.

Phân tích bối cảnh thị trường

Chỉ báo chỉ phản ánh dữ liệu lịch sử, không phải là dự đoán chính xác về tương lai.

Cần phân tích thêm các yếu tố vĩ mô, tin tức, tâm lý thị trường để đưa ra quyết định phù hợp.

Hiểu rõ bản chất chỉ báo

Mỗi chỉ báo có công thức, cách thức hoạt động và tín hiệu riêng.

Nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng, tránh hiểu sai hoặc áp dụng sai cách.

Kiểm tra lại hiệu quả

Theo dõi hiệu quả của chỉ báo trong quá khứ, so sánh tín hiệu với diễn biến giá thực tế.

Điều chỉnh cách sử dụng hoặc kết hợp chỉ báo khác nếu hiệu quả chưa cao.

Không phụ thuộc hoàn toàn

Chỉ báo chỉ là công cụ hỗ trợ, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào nó.

Phát triển kỹ năng phân tích, quản lý rủi ro và linh hoạt trong chiến lược giao dịch.

Quản lý rủi ro

Sử dụng lệnh dừng lỗ (Stop-loss) để giới hạn mức thua lỗ tiềm ẩn.

Không đầu tư quá nhiều vào một giao dịch duy nhất.

Luôn sẵn sàng cho những biến động bất ngờ của thị trường.

Các chỉ báo kỹ thuật là công cụ hỗ trợ hữu ích nhưng các traders cần sử dụng thông minh, kết hợp với phân tích tổng thể và quản lý rủi ro để tối ưu hóa hiệu quả giao dịch.

Tổng kết

Việc lựa chọn và sử dụng hiệu quả các chỉ báo kỹ thuật tốt nhất là yếu tố then chốt để nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt. Trên đây, Giaodichtaichinh đã tổng hợp 16 chỉ báo kỹ thuật tốt nhất giúp cho các trader nắm vững và áp dụng vào thực chiến. Đừng quên theo dõi Kiến thức đầu tư để cập nhật các kiến thức bổ ích về phân tích kỹ thuật, đầu tư cơ bản nhé. 

5 1 vote
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
cũ nhất
mới nhất vote nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us

DMCA.com Protection Status