Home Kiến thức Kinh tế học Vi Mô – Microeconomic

Kinh tế học Vi Mô – Microeconomic

Cùng với Kinh tế học vĩ mô, Kinh tế học vi mô được coi là một phân ngành quan trọng nhất cung cấp các kiến thức nền tảng cho những ai muốn hiểu về sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Khác với Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể, Kinh tế vi mô tập trung vào việc phân tích các hành vi của các chủ thể kinh tế như người sản xuất, người tiêu dùng, thậm chí là chính phủ trên từng thị trường riêng biệt. Những tương tác khác nhau của các chủ thể này tạo ra những kết cục chung trên các thị trường cũng như xu hướng biến động của chúng.

Hiểu được cách mà một thị trường hoạt động như thế nào và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thị trường, trên thực tế là cơ sở để hiểu được sự vận hành của cả nền kinh tế, cắt nghĩa được các hiện tượng kinh tế xảy ra trong đời sống thực, miễn đây là nền kinh tế dựa trên những nguyên tắc thị trường. Đây là điểm xuất phát cực kỳ quan trọng để để mỗi cá nhân, tổ chức cũng như chính phủ có thể dựa vào để đưa ra những ứng xử thích hợp nhằm thích nghi và cải thiện trạng huống kinh tế.

Sau khi các bài viết cơ bản về Kinh tế họcKinh Tế Vĩ Mô, Chuỗi bài viết dưới đây sẽ đưa độc giả đến với  những nguyên lý cơ bản của môn Kinh tế vi mô.

Phần I:  tập trung trình bày về mô hình cung – cầu như là một mô hình cơ bản để tư duy về sự vận hành của một thị trường.

Phần II: đề cập đến mô hình về sự lựa chọn của người tiêu dung nhằm vạch ra những gì ẩn giấu đằng sau đường cầu của thị trường. Sự lựa chọn của doanh nghiệp trên thị trường đầu ra (giúp người ta hiểu những gì nằm đằng sau đường cung) được phân tích trong các
phần  3, 4, 5; trong đó Phần III: được dành để trình bày những nguyên tắc chung trước khi việc áp dụng chúng trong các cấu trúc thị trường cụ thể được phát triển ở các phần sau.

Chủ đề về hoạt động của các thị trường các yếu tố đầu vào được thảo luận ở từ phần 6 đến phần 8 cũng theo nguyên tắc đi từ cái chung đến cái cụ thể.

Phần cuối cùng như là sự tổng kết bước đầu về cơ chế phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc thị trường. Bên cạnh những ưu thế rõ rệt của cơ chế này, các thất bại thị trường được xem như cơ sở của các hoạt động kinh tế của Nhà nước. 

Microeconomic

I. Vì sao phải nghiên cưu kinh tế học vi mô

Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu vô hạn và ngày càng tăng của con người.

Do nguồn lực có giới hạn, mỗi người mua hoặc bán đều phải tính toán lựa chọn cho mình một phương án tiêu dùng tối ưu hoặc phương án tổ chức sản xuất kinh doanh tối ưu.

Giúp bạn lý giải được những hiện tượng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như tại sao ngày lễ người ta lại đi du lịch nhiều? Tại sao trái cây cứ đến mùa lại hạ giá?…

II. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của kinh tế vi mô

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của kinh tếhọc vi mô là  hành vi và cách thức ra quyết định của 3 thành viên của nền kinh tế(người sản xuất,hộ gia đình và chính phủ).

2.2. Nội dung nghiên cứu

  • Cầu và cung trên thị trường;
  • Hệ số co giãn và ý nghĩa của các loại co giãn đó;
  • Lý thuyết hành vi người tiêu dùng;
  • Lý thuyết hành vi người sản xuất;
  • Thị trường cạnh tranh và độc quyền;
  • Thị trường sức lao động;
  • Sự trục trặc của kinh tế thị trường và vai trò điều tiết của Chính phủ.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp mô hình hóa: Để nghiên cứu kinh tế học, các giả thiết kinh tế được thành lập và kiểm chứng bằng thực nghiệm. Nếu các phép thử được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần đều cho kết quả thực nghiệm đúng như giả thiết thì giả thiết được coi là lý thuyết kinh tế.
  • Phương pháp so sánh tĩnh: Ceteris Paribus là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong kinh tế học, có nghĩa là giả định các nhân tố khác không đổi. Các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa các biến phải đi kèm với giả định Ceteris Paribus trong mô hình.
  • Phương pháp phân tích cận biên: Đây là phương pháp đặc thù của kinh tế học vi mô, còn gọi là phương pháp tối ưu hóa, hay phương pháp phân tích lợi ích -chi phí.

III. Một số khái niệm cơ bản

  • Sự khan hiếm (Scarcity): Khan hiếm tồn tại khi nhu cầu vượt quá khả năng sẵn có về tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu đó. (Khi nhu cầu lớn hơn khả năng đáp ứng sẽ dẫn tới sự khan hiếm). 

Sự khan hiếm mang tính quy luật: Nhu cầu của con người là vô hạn nhưng khả năng đáp ứng là có hạn. 

Người tiêu dùng khan hiếm về tiền bạc, người sản xuất khan hiếm về nguồn lực, mọi người khan hiếm về thời gian.

  • Nguồn lực (resources) là các yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa phục vụ nhu cầu của con người, bao gồm: Đất đai, Lao động, vốn, Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Hàng hóa: Là những sản phẩm, phương tiện, công cụ thỏa mãn nhu cầu của con người. Chúng ta có các loại hàng hóa vô hình, hữu hình. 

IV. Kinh tế vi mô – Nền tảng cho các chuyên ngành của kinh tế học

Kinh tế học vi mô là nền tảng cho nhiều chuyên ngành của kinh tế học. Chủ nghĩa kinh tế tự do mới phát triển các lý luận kinh tế học vĩ mô của mình trên cơ sở kinh tế học vi mô. Ngay cả chủ nghĩa Keynes gần đây (phái kinh tế học Keynes mới) cũng đi tìm các cơ sở kinh tế học vi mô cho lý luận kinh tế học vĩ mô của chủ nghĩa này. Trên cơ sở kinh tế học vĩ mô, nhiều chuyên ngành khác trong đó có tài chính quốc tế, kinh tế học phát triển được phát triển. Kinh tế học vi mô còn làm nền tảng trực tiếp cho các môn như kinh tế học công cộng, kinh tế học phúc lợi, thương mại quốc tế, lý thuyết tổ chức ngành, địa lý kinh tế, v.v… Cùng với kinh tế vi mô là hai trụ cột của khoa học kinh tế.

Tham khảo: Wikipedia – Giáo trình Kinh tế Vi mô (ĐH Kinh Tế).

5 1 vote
Article Rating

related posts

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments