Home Kiến thức đầu tư Chọn Lọc 5 Chỉ Báo Kỹ Thuật Tốt Nhất

Chọn Lọc 5 Chỉ Báo Kỹ Thuật Tốt Nhất

Một trong những biến động mạnh mẽ nhất trong thị trường tài chính xảy ra là khi xuất hiện một xu hướng lớn.

Khi một xu hướng được giữ vững, nó thường vượt quá kỳ vọng chung và đem lại mức lợi nhuận tối đa cho các nhà giao dịch lành nghề nhất.

Do đó, có thể phân tích chính xác các xu hướng của thị trường là một khả năng cực kỳ hữu ích, đó chính xác là lý do tại sao có rất nhiều công cụ, chỉ báo phân tích kỹ thuật khác nhau cố gắng thực hiện công việc này.

Tin tốt là…

Mình đã tổng hợp và chuẩn bị cho bạn 15 chỉ báo chất lượng và hiệu quả nhất. Cùng xem nhé !

1. Giới thiệu về phân tích kỹ thuật

1.1 Phân tích kỹ thuật là gì ?

Rất đơn giản, phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư và tác động của các hành vi này vào diễn biến giá chứng khoán.

Có 2 dữ liệu chủ yếu cần để thực hiện phân tích kỹ thuật là

  • Lịch sử giá chứng khoán và
  • Khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định.

Các dữ liệu này giúp bạn xác định xu hướng thị trường, dự đoán biến động giá và tín hiệu Mua, tín hiệu Bán để đưa ra quyết định đầu tư đem lại kết quả cao.

trading scaled

1.2 Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản

Phân tích Cơ bản (“Fundamental Analysis”) chủ yếu là để xác định “giá trị hợp lý” của cổ phiếu.

Các chuyên gia phân tích cơ bản quan tâm nhiều đến mối quan hệ liên thông giữa

  • Tình hình tài chính,
  • Dự toán tài chính,
  • Đội ngũ lãnh đạo,
  • Triển vọng của doanh nghiệp
  • Tiềm năng tăng trưởng.

Dựa vào đó, các chuyên gia phân tích cơ bản đưa ra bản đánh giá về cổ phiếu so với các đơn vị trong cùng ngành và đưa ra kết luận xem cổ phiếu đang phân tích có định giá cao hay thấp hơn so với giá trị nội tại của nó.

Phần lớn các báo cáo phân tích cổ phiếu của các công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng đầu tư được soạn lập dựa vào các phân tích cơ bản về công ty.

Chúng ta đánh giá cao các phân tích cơ bản này nhưng bạn cũng đồng ý với mình rằng cũng cần có một cách tiếp cận thực tế hơn và dễ nhận biết hơn.

Đó là việc nhận biết và phân tích cách thức mà nhà đầu tư sử dụng thông tin cơ bản đó như thế nào và quan trọng hơn là phải phán đoán được hành động giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường.

hành động giao dịch của nhà đầu tư

Hành vi này thường được xem là mang nhiều cảm tính hay “sentiment”.

Rất nhiều chuyên gia cho rằng đánh giá cảm tính của nhà đầu tư là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định giá cổ phiếu.

Mình tin rằng phân tích kỹ thuật là chìa khóa để giúp nắm bắt được hành vi của nhà đầu tư.

Một số nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích tin rằng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật có tính loại trừ nhau chúng bổ trợ rất tốt cho nhau.

Thực tế là, phân tích Cơ bản và Phân tích Kỹ thuật nên được dùng đồng thời khi đưa ra quyết định mua hay bán.

Đã rất nhiều nhà đầu tư đã thành công, nhiều phương pháp đầu tư thành công dựa trên sự kết hợp giữa Phân tích Cơ bản và Phân tích Kỹ thuật.


2. Tổng quan về các chỉ báo phân tích kỹ thuật

Mỗi chỉ báo phân tích kỹ thuật trong hướng dẫn này đều có giá trị sử dụng riêng.

Do đó, sẽ rất ít khi phải dùng cả 15 chỉ số cùng một lúc trong biểu đồ phân tích của mình. Các chuyên gia phân tích gọi đây là việc “lạm dụng chỉ số” và nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

Nhằm tăng cường khả năng thành công trong việc sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật, bạn chỉ nên sử dụng một vài chỉ số quen dùng nhất và áp dụng trong biểu đồ phân tích. Như vậy sẽ loại bỏ được yếu tố “nhiễu” từ việc áp dụng quá nhiều các chỉ số.

Khi xác định các chỉ số kỹ thuật đưa vào biểu đồ, bạn cũng chỉ nên lựa chọn một chỉ số trong các nhóm chỉ số sau:

  • Nhóm chỉ số xu hướng giá
  • Nhóm chỉ số dao động giá ( Oscillators )
  • Nhóm chỉ số dựa trên khối lượng

2.1 Nhóm Chỉ báo Xu hướng giá

xu hướng đỉnh và đáy

Nhóm chỉ báo phân tích kĩ thuật này cho biết xu hướng của giá cổ phiếu, đi lên hay đi xuống và không bị giới hạn bởi ĐỈNH và ĐÁY trong quá khứ.

Có thể hiểu ngắn gọn là dùng khi thị trường đã hình thành xu hướng – 20% thời gian.

Có 5 chỉ số xu hướng biến động giá quan trọng :

  1. Đường Trung bình Trượt Giản đơn: Simple Moving Averages (“SMA”)
  2. Đường Trung bình Trượt Cấp số nhân: Exponential Moving Averages (“EMA”)
  3. Chỉ số Biên độ Biến động Giá: Bollinger Bands
  4. Chỉ số Báo hiệu Giá đảo chiều: Parabolic SAR (PSAR)
  5. Sức mạnh bí ẩn của chỉ báo ADX

2.2 Nhóm chỉ báo kĩ thuật Dao động giá

nhóm kỹ thuật giao động giá

Nhóm chỉ số này dịch chuyển lên xuống trong một biên độ nhất đinh dựa trên sự biến động
của giá cổ phiếu.

Dùng khi thị trường không có xu hướng rõ rệt – 80% thời gian giao dịch

Có 5 chỉ số dao động giá thông dụng:

  1. Trung bình Trượt Hội tụ và Phân kỳ: Moving Average Convergence and Divergence (MACD)
  2. Chỉ số Sức mạnh Tương đối: Relative Strengh Index (RSI)
  3. Chỉ số Lưu lượng Tiền: Money Flow Index (MFI)
  4. Chỉ số Stochatic Chậm và Nhanh
  5. Chỉ số Williams %R

2.3 Nhóm chỉ báo dựa trên khối lượng

Không giống như nhóm chỉ số xu hướng giá và chỉ số dao động giá, thay vì dựa trên giá
chứng khoán, các chỉ số này được xây dựng dựa trên khối lượng giao dịch. Do đó, các chỉ số này thường được trình bày phía dưới biểu đồ giá.

Có 2 chỉ số thông dụng dựa trên khối lượng giao dịch:

  1. Khối lượng
  2. Khối lượng + Trung bình trượt
nhóm chỉ báo dựa trên số lượng

2.4 Nhóm chỉ báo phân tích toàn năng

Có 2 công cụ chính với sự vượt trội được tách riêng ra là:

  1. Ichimoku Kinko Hyo
  2. Fibonancci
  3. Chỉ số sức mạnh giá ( RS )

Để tìm hiểu nhanh hơn, bạn có thể xem nhanh cách sử dụng của các công cụ ngay dưới đây nhé!


2.5 Nhóm chỉ số Xu hướng giá

1. Đường trung bình trượt đơn giản SMA

Simple Moving Average (“SMA”) là một chỉ số phản ánh xu hướng giá.

Chỉ số này loại bỏ các biến động lớn của giá chứng khoán hàng ngày và tạo ra đường giá chứng khoán mềm mại hơn.

Cũng như các chỉ số kỹ thuật khác, đường trung bình trượt giản đơn được xây dựng dựa trên giá chứng khoán và do đó nó có độ trễ so với mức giá hiện tại.

Bạn có thể xây dựng đến 3 đường trung bình trượt giản đơn trên một biểu đồ và cũng có thể thay đổi khung thời gian cho mỗi đường.

Ví dụ:

Để hiển thị 3 đường trung bình trượt giản đơn trên một biểu đồ, bạn có thể chọn khung thời gian 5, 10 và 50.

3 đường MA 5, 20, 50

Việc sử dụng những đường trung bình trượt là cách dễ nhất để xác định hướng biến động giá của giá chứng khoán.

  • Nếu trung bình trượt đang nhích lên có nghĩa là chứng khoán đó có chiều hướng đi lên.
  • Ngược lại, nếu trung bình trượt đi xuống dưới, giá chứng khoán có chiều hướng giảm.
  • Dĩ nhiên, khung thời gian của đường trung bình trượt ảnh hưởng lớn thông tin phản hồi và mức độ giao động của đường trung bình trượt.

2. Đường Trung bình trượt cấp số nhân EMA

Cũng giống như đường Trung bình trượt Giản đơn( SMA ), Đường Trung bình trượt cấp Số nhân (Exponetial Moving Averages ) loại bỏ biến động giá hàng ngày và tạo ra một đường chạy chung với giá.

Điểm khác biện giữa EMA và SMA là yếu tố gia quyền.

  • Giá càng tác động từ mức giá gần nhất thì được phản ánh nhiều hơn trong đường EMA.
  • Còn đối với đường SMA thì giá có tầm quan trọng ngang như nhau trong cả khung thời gian đã lựa chọn.

Có thể xem sự khác biệt do yếu tố gia quyền được thể hiện cho khung thời gian giống nhau cho thời gian 20 ngày cho biểu đồ cổ phiếu DBC – Tập đoàn Dabaco dưới đây.

EMA cophieu DBC

Chỉ đơn giản thay đường Trung bình Trượt Giản đơn SMA bằng Trung bình Trượt cấp Số nhân EMA, Đường Trung bình Trượt EMA 200 ngày này dịch chuyển thấp xuống phía dưới.

Xem xét nên dùng SMA hay EMA?

Những nhà đầu tư mạo hiểm thường ưa thích dùng Trung bình Trượt Gia quyền trong khi Trung bình Trượt Giản đơn phù hợp hơn với những nhà đầu tư ít mạo hiểm hơn.

so sánh SMA và EMA

Dù lựa chọn trung bình giản đơn hoặc trung bình nhân với khung thời gian ngắn hay dài, bạn phải thực hiện mua bán chứng khoán dựa trên xu hướng lớn.

3. Bải băng BollingerBand

Bải băng BollingerBand

Không …

Đây không phải là một Band ”nhạc” hay một bản nhạc bạn nhé !

Dải Biên độ biến động giá Bollinger tạo ra một vùng bao phủ xung quanh đường Trung bình
Trượt Giản đơn (“SMA”).

Dải biên độ Bollinger được xác định dựa trên mức biến động (volatility) của giá chứng khoán.

mức biến động (volatility)

Khi giá chứng khoán biến động mạnh, dải Bollinger sẽ mở rộng và ngược lại khi giá chứng khoán biến động ít hơn, dải Bollinger sẽ dần thu hẹp lại.

Trong các biểu đồ phân tích kỹ thuật, dải Bollinger được xây dựng với các thông số ngầm định là 20 và 2.

Tức là dựa trên Đường Trung bình Trượt giản đơn 20 ngày và khoảng rộng của dải là 2 lần của độ lệch chuẩn (standard deviation). Bạn nên giữ nguyên các thông số ngầm định này khi khi sử dụng chỉ số nếu chưa back test các thông số khác

Khi phát hiện thấy hai đường biên dải Bollinger dịch chuyển ra xa nhau và bắt đầu di chuyển theo hai hướng đối lập thì giá đã xảy ra một biến động lớn.

Để xác định khi nào thì biến động giá cổ phiếu đó chấm dứt thì bạn quan sát như sau:

  • Theo dõi đường biên dải Bollinger mà đang dịch chuyển cùng hướng với giá chứng khoán.
  • Khi dải này bắt đầu chuyển hướng và có xu hướng hội tụ với dải đối lập, tức là sự biến động của giá cổ phiếu hiện tại đang mất dần sức mạnh.

4. Chỉ số Báo hiệu Đảo chiều Parabolic SAR

Parabolic SAR

Parabolic SAR là chỉ số xu hướng giá có thể giúp  xác định khi nào thì bán cổ phiếu.

SAR được viết của cụm từ tiếng Anh “Stop And Reverse” tức là “Dừng và Đổi chiều” khi giá chứng khoán cắt đường Parabolic SAR,khi đó có thể xem xét bán cổ phiếu.

Bạn có thể xem đây như một công cụ kỹ thuật để hạn chế thua lỗ trong đầu tư của mình.

Nghe hay đấy, vậy cách dùng tốt nhất là gì ?

Đường Parabolic SAR sau khi chuyển hướng lên phía trên hay xuống phía dưới giá cổ phiếu, nó sẽ chạy chung với đường giá cổ phiếu cho đến khi cắt đường giá.

Parabolic SAR ngan hàng CTG

Khi dùng đường Parabollic SAR như một chỉ số cắt lỗ, bạn sẽ không bao giờ giữ cổ phiếu đó khi biết rằng chỉ số này đang cho tín hiệu là bạn nên bán cổ phiếu.

Tuy nhiên, chỉ số này cũng có hạn chế của nó đó là bạn có thể bán cổ phiếu trong lúc nó chỉ là một tín hiệu điều chỉnh – giảm giá tạm thời trước khi tiếp tục tăng cao hơn.

5. Sức mạnh bí ẩn của chỉ báo ADX

Một trong những công cụ quan trọng để xác định xu hướng thị trường là chỉ báo ADX.

ADX là một chỉ báo cực kỳ mạnh mẽ nếu ai biết cách sử dụng đều có thể nhìn ra được những gì diễn biến sắp tới trên thị trường mà các chỉ báo khác chưa phát ra tín hiệu.

Đây là một công cụ bổ trợ tuyệt với khi kết hợp nó với PSAR hoặc RSI….

Vậy chỉ báo ADX là gì? Sử dụng như thế nào cho hiệu quả nhất?

chỉ báo adx
  • ADX là viết tắt của từ Average Directional Movement Index.
  • Chỉ báo ADX được sử dụng để đo sức mạnh của xu hướng thị trường. Đây là một chỉ báo giao động, có giá trị từ 0 đến 100. Giá trị của ADX càng lớn thì xu hướng khi đó càng mạnh.
  • Nếu chỉ riêng ADX thì nó không cho biết xu hướng tăng hay giảm. Tuy nhiên bên cạnh ADX luôn được đi kèm với các thành phần khác của nó là +DI và -DI, các thành phần này sẽ cho ta biết xu hướng chuẩn bị tăng hay giảm.

Cách sử dụng:

Có 2 cách sử dụng ADX được otms tắt ngắn gọn như sau:

1. Sử dụng các đường +DI và -DI để xác định xu hướng

chỉ báo kỹ thuật adx
  • Khi đường +DI cắt đường -DI từ dưới đi lên, nó cho tín hiệu thị trường sắp tăng giá.
  • Khi đường +DI cắt đường -DI từ trên xuống, nó cho tín hiệu thị trường sắp đi vào xu hướng giảm.

2. Sử dụng ADX để đo sức mạnh xu hướng

sử dụng adx để đo sức mạnh xu hướng
  • Khi giá trị của ADX nhỏ hơn 20 (đường ADX nằm dưới đường ngang 20 trên đồ thị) thì thị trường hầu như không có xu hướng, khi đó giá thường đi ngang, giao động ngẫu nhiên.
  • Khi giá trị của ADX vượt lên trên đường 20, thị trường đang bắt đầu hình thành xu hướng, tuy nhiên vẫn chưa chắc chắn lắm.
  • Trong trường hợp giá trị ADX vượt lên trên đường ngang 25 và DI+ cắt DI- từ dưới lên thì khá chắc chắn là thị trường đang bước vào giai đoạn tăng giá.
  • Ngược lại, nếu ADX cũng vượt lên trên đường  ngang 25 và DI+ cắt DI- từ trên xuống thì thị trường đang bước vào xu hướng giảm.
0 0 votes
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us

DMCA.com Protection Status