Home Kiến thứcĐầu tư cơ bản Phí Giao Dịch Chứng Khoán – Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết

Phí Giao Dịch Chứng Khoán – Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết

Chi phí giao dịch chứng khoán và các loại thuế chứng khoán đi kèm là vấn đề mà bất cứ nhà đầu tư cổ phiếu nào cũng cần quan tâm. Trên thực tế, mỗi loại thuế phí sẽ được áp dụng cho các đối tượng nhà đầu tư chứng khoán nhất định trên thị trường. Đồng thời mỗi đối tượng hoặc mỗi loại thuế phí sẽ có những quy định khác nhau. Trong bài viết hôm nay, Giao Dịch Tài Chính sẽ giúp bạn tìm hiểu và đi sâu vào khái niệm, đặc điểm của từng loại thuế phí và so sánh mức phí của các công ty chứng khoán tại Việt Nam hiện nay.

1. Phí giao dịch chứng khoán là gì? Quy định phí giao dịch chứng khoán như thế nào?

Về khái niệm, phí giao dịch chứng khoán là khoản phí mà các nhà đầu tư phải trả cho công ty chứng khoán khi thực hiện giao dịch thành công trên nền tảng/ cơ sở dữ liệu/ dịch vụ của công ty đó. Chính vì thế, phí giao dịch chứng khoán còn được gọi là phí môi giới chứng khoán.

Phí giao dịch chứng khoán được quy định tính bằng phần trăm tổng giá trị giao dịch trong ngày của nhà đầu tư. Mức phần trăm ở đây sẽ do công ty chứng khoán quy định. Mức này sẽ được điều chỉnh tùy vào độ lớn của khối lượng giao dịch, vị thế cũng như giá trị giao dịch của khách hàng. Thông thường, các khách hàng có tài khoản VIP sẽ được áp dụng mức phí giao dịch ưu đãi hơn.

Tìm hiểu thêm: Các mã chứng khoán tốt nhất hiện nay

2. Một số điểm quan trọng của phí giao dịch chứng khoán nhà đầu tư cần chú ý

– Quy định về mức phí giao dịch chứng khoán: Theo quy định mới nhất, mức phí giao dịch chứng khoán không được phép vượt quá 0.5% giá trị giao dịch (không quy định mức tối thiểu).

– Phí giao dịch chứng khoán được tính cả khi mua và bán: Bạn cần lưu ý chi phí giao dịch khi mua và bán các chứng khoán vì cả hai lần đều sẽ phải trả phí.

Phí giao dịch sẽ được tạm tính khi đặt lệnh và thực thu khi khớp lệnh thành công: Thị trường chứng khoán thay đổi giá cả từng giây từng phút. Do đó, phí giao dịch sẽ được hệ thống tạm tính ngay khi bạn đặt lệnh. Tại một số sàn chứng khoán, bạn sẽ cần vài phút để khớp lệnh thành công. Nếu khớp lệnh không thành công hoặc bạn hủy lệnh trong thời gian này, hệ thống sẽ hoàn trả lại số tiền này vào tài khoản của bạn.

– Giao dịch càng nhiều, phí giao dịch càng rẻ: Đây là phương pháp thường thấy để các sàn chứng khoán kích thích nhà đầu tư giao dịch nhiều hơn.

– Công ty chứng khoán phải nộp một phần phí môi giới cho sở giao dịch: Sở giao dịch chứng khoán sẽ tiến hành thu phí gián tiếp (0.03%) thông qua các công ty chứng khoán.

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán dài hạn

3. Những khoản phí khi giao dịch trên sàn chứng khoán

LOẠI PHÍ GIẢI THÍCH
Phí mua – bán chứng khoán Như đã đề cập ở trên, đây là khoản phí nhà đầu tư phải trả khi thực hiện thành công các giao dịch mua – bán chứng khoán. Trên thực tế, đây là khoản phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại thuế – phí giao dịch chứng khoán. 
Thuế thu nhập khi bán cổ phiếu Theo quy định, khi thực hiện việc chuyển nhượng cổ phiếu, nhà đầu tư chứng khoán sẽ phải trả một phần gọi là thuế thu nhập, cụ thể là 0.1% giá trị bán cổ phiếu. Chỉ người bán cổ phiếu mới phải trả loại phí này. 
Phí lưu ký chứng khoán Cụ thể ở đây là phí lưu giữ và ký gửi. Nhà đầu tư cần trả loại phí này khi mua và sở hữu một cổ phiếu vì sẽ luôn có một tổ chức đứng ra đảm bảo lưu giữ và ký gửi số cổ phiếu này. Tại Việt Nam, Nhà nước và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam chính là đơn vị chịu trách nhiệm cho công việc này
Thuế thu nhập trước khi  Cổ tức được trả bằng tiền mặt được coi như là một nguồn thu nhập của nhà đầu tư, nên phải trả thuế cho nguồn thu nhập đó. Theo quy định thì phải trả 5% thuế trên giá trị cổ tức bằng tiền mặt.

4. So sánh mức phí giao dịch của các Công ty Chứng khoán tại Việt Nam

Công ty Thị phần Phí giao dịch (tổng giá trị giao dịch mỗi ngày trên một tài khoản)
VPS 13,24% Giao dịch trực tuyến: 0,2%
Giao dịch qua các kênh khác:

– Dưới 100 triệu đồng: 0,3%

– Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,27%

– Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25%

– Từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0,22%

– Từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ đồng: 0,2%

– Từ 2 tỷ đồng trở lên: 0,15%

SSI 11,89% Giao dịch trực tuyến: 0,25%
Giao dịch qua các kênh khác:

– Dưới 50 triệu đồng: 0,4%

– Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng: 0,35%

– Từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng: 0,3%

– Từ 500 triệu đồng trở lên: 0,25%

HSC 8,23% Giao dịch trực tuyến: 0,2%

Riêng giao dịch từ 1 tỷ đồng trở lên là 0,15%

Giao dịch qua các kênh khác:

– Dưới 100 triệu đồng: 0,35%

– Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,3%

– Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25%

– Từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng: 0,2%

– Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15%

VNDS 7,46% Giao dịch trực tuyến: 0,15%
Giao dịch qua các kênh khác:

– Giao dịch độc lập: 0,2%

– Giao dịch có hỗ trợ: 0,3%

– Giao dịch qua môi giới: 0,35%

VCSC 5,62% 0,15% đến 0,35%
MAS 4,41% Giao dịch trực tuyến: 0,15%
Giao dịch qua các kênh khác:

– Dưới 100 triệu đồng: 0,25%

– Từ 100 triệu đồng trở lên: 0,2%

MBS 4,07% Giao dịch trực tuyến: 0,12%
Giao dịch qua các kênh khác:

– Dưới 100 triệu đồng: 0,3% – 0,35%

– Từ 100 đến dưới 300 triệu đồng: 0,3% – 0,325%

– Từ 300 đến dưới 500 triệu đồng: 0,25% – 0,3%

– Từ 500 đến dưới 700 triệu đồng: 0,2% – 0,25%

– Từ 700 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 0,15% – 0,2%

– Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15%

TCBS 3,60% 0,1% trên tất cả các kênh giao dịch
Với khách hàng đăng ký sử dụng Gói ưu đãi iWealth Pro hoặc Trial: 0,075%
FPTS 3,46% – Dưới 200 triệu đồng: 0,15%

– Từ 200 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: 0,14%

– Từ 1 đến dưới 3 tỷ đồng: 0,13%

– Từ 3 đến dưới 5 tỷ đồng: 0,12%

– Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng: 0,11%

– Từ 10 đến dưới 15 tỷ đồng: 0,1%

– Từ 15 đến dưới 20 tỷ đồng: 0,09%

– Từ 20 tỷ đồng trở lên: 0.08%

BCS 3,25% Gói tư vấn đầu tư online: 0,18%
Gói chuyên gia tư vấn: 0,2%

Lời kết

Các nhà đầu tư nên cân nhắc rõ những khoản phí giao dịch chứng khoán trước khi tiến hành đầu tư. Hãy cân đối thật kỹ những khoản phí để tối đa lợi nhuận cho quá trình giao dịch của mình. Ngoài ra, website của chúng tôi cũng cung cấp kiến thức bổ ích về thị trường tài chính từ cơ bản, tổng quan nhất, đến chiến lược đầu tư chứng khoán dài hạn, ngắn hạn theo từng thời kì và công cụ giao dịch cũng như cách sử dụng các công cụ này hiệu quả. Đừng quên truy cập website thường xuyên để cập nhật những kiến thức mới nhất về thị trường tài chính nhé!

0 0 votes
Article Rating

Bài Viết Liên Quan

Theo dõi
Nhận thông báo
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Contact Us